CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương là bệnh không còn xa lạ đối với mọi người, bệnh thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh, cũng có thể gặp ở bất cứ ai. Loãng xương không chỉ gây đau mỏi xương khớp, mà còn gây ra tình trạng gẫy xương dù va chạm rất nhẹ. Chính vì vậy cần chẩn đoán sớm và điều trị căn bệnh này, nhất là những người có nguy cơ cao.
1. Phương pháp chẩn đoán loãng xương
a. Phương pháp đo mật độ xương:
+ Phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Absorptionmetry); đo MĐX cổ xương đùi, cột sống. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.
Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Kanis - 1994) dựa vào mật độ xương (MĐX):
Bình thường: T-score >-1,0.
Giảm MĐX: T-score < -1 > - 2,5.
Loãng xương: T-score < - 2,5 (đo bằng máy theo phương pháp DEXA - tại cột sống và cổ xương đùi)
+ Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp DEXA đo ở ngoại biên như: xương cẳng tay, xương gót,phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ để sàng lọc vì rẻ tiền, nhanh chóng, đơn giản. Tất cả các trường hợp bất thường cần kiểm tra lại bằng phương pháp DEXA.
+ Phương pháp chụp Xquang: chụp cột sống thẳng và nghiêng hai phim: từ D1- D12 và từ D12 - S1 để phát hiện những đốt sống bị lún xẹp do loãng xương.
Chụp cổ xương đùi, xương cẳng tay và các xương khác khi nghi ngờ có gẫy xương do loãng xương.
b. Các xét nghiệm sinh hoá:
+ Những sản phẩm phân hủy Collagen (N-telopeptid, pyridinolin, deoxy pyridinolin), osteocalcin máu, phosphatase kiềm của xương.
Các xét nghiệm trên không cho phép chẩn đoán loãng xương, nhưng có thể sử dụng để đánh giá sự mất xương (mất xương sau mãn kinh, mất xương do sừ dụng corticoid...) và theo dõi kết quả sau điều trị.
+ Các xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân.
2. Làm thế nào khi bị loãng xương
Khi bị loãng xương cần điều trị sớm và thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập để ngăn bệnh tiến triển và giúp cải thiện tình trạng loãng xương.
- Dùng các thuốc tây y: giúp làm tăng khối lượng xương, cải thiện cấu trúc và sức mạnh của xương, giảm nguy cơ gẫy xương
+ Nhóm bisphosphonate: Alendronat, Aclasta, Pamidrona, Zoledronate
+ Nhóm thuốc chống viêm phi steroid: Voltaren, Felden, Celebrex
+ Thuốc giảm đau: khi đau nhiều
+ Thuốc giãn cơ: khi có co cơ
- Dùng thuốc dong y
Sử dụng các thảo dược giúp bổ thận mạnh gân cốt phối hợp với nhau giúp cơ thể được điều hòa, xương khớp chắc khỏe từ bên trong.
Các thuốc thường dùng: Thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, cốt toái, ngũ gia bì, dây đau xương, hy thiêm, phòng phong…
Ngoài ra trong chế độ ăn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và chất khoáng để nuôi dưỡng xương. Bệnh nhân cũng cần rèn luyện sức khỏe, tập luyện để tăng sự dẻo dai và giúp xương phát triển.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282