CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG HIỆN NAY
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khá thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, căn bệnh này không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hàng ngày bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối phải chịu những đau đớn, khó chịu, hạn chế vận động do căn bệnh này mang lại. Vậy làm như thế nào để điều trị thoái hóa khớp gối?
1. Điều trị thoái hóa khớp gối theo đông y
Đông y xếp thoái hóa khớp gối vào chứng tý do 1 số nguyên nhân sau gây ra:
- Do ngoại nhân: sự thay đổi thời tiết, khí hậu thất thường khiến cơ thể suy yếu, tà khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phậm làm cản trở sự vận hàng của khí huyết gây sưng, đau, tê, nặng ở khớp gối.
- Do nội thương: tuổi cao, thiên quý cạn, hoặc do mắc bệnh lâu ngày mà không điều trị triệt để khiến can thận hư suy, khí huyết giảm sút. Can không chủ được cân, thận không chủ được cốt tủy gây đau nhức khớp gối, đi đứng yếu đau, biến dạng khớp.
- Do các nguyên nhân khác: Có thể do môi trường sống ẩm thấp, lao động nặng nhọc lại hay phải dầm mưa, ngâm tẩm trong nước, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể hư suy.
Theo các bác sĩ đông y cho hay, căn bệnh thoái hóa khớp gối này thường phối hợp nhiều nguyên nhân mà gây ra. Cũng chính vì vậy mà biểu hiện lâm sàng cũng đa dạng, tùy theo từng bệnh nhân mà pháp chữa là hành khí hoạt huyết, bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, chỉ thống…
Một số bài thuốc thường được sử dụng linh hoạt theo chứng trạng của bệnh nhân:
- Độc hoạt tang kí sinh
Độc hoạt 12g, tế tân 4, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất (Bắc) 12g, bạch thược 10g, cam thảo(Bắc) 4g, tần giao 8g, đỗ trọng(Bắc) 12g, xuyên khung 8.
Sắc uống ngày 1 thang
- Bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian
Lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 12g, mắc cỡ (trinh nữ) 12g, cỏ xước 16g, sinh địa 12g, quế chi 8g, thổ phục linh 16g.
Sắc uống ngày 1 thang
2. Điều trị thoái hóa khớp gối theo tây y
Tây y sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa khớp để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân. Ngoài ra tùy theo trường hợp mà có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Phẫu thuật nội soi khớp gối
Mục đích là làm sạch các tổ chức giúp giảm đau và giảm hạn chế vận động. Tuy nhiên không áp dụng được với thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, hoặc giai đoạn 2-3 có kèm viêm khớp dạng thấp.
- Ghép tế bào sụn tự thân
Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi, ghép tế bào sụn tự thân nên hiệu quả khá cao. Nhược điểm là chi phí đắt, phải phẫu thuật 2 lần, ngoài ra vẫn có nguy cơ thất bại.
- Đục xương sửa trục
Phương pháp này giúp làm thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối, làm giảm áp lực lên bề mặt khớp giúp bệnh nhân đỡ đau và làm chậm thoái hóa. Nhược điểm là bệnh nhân sẽ gặp vấn đề là trục chi bị thay đổi.
- Thay khớp gối
Phương pháp này áp dụng cho thoái hóa khớp gối giai đoạn 3 hoặc 4, khi không thực hiện được các phương pháp khác. Đây là phẫu thuật lớn, chi phí cao, tuổi thọ khớp nhân tạo 10-15 năm.
- Các phương pháp khác
Điều trị thoái hóa khớp gối còn sử dụng phương pháp tế bào gốc, điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu.
Nói chung thoái hóa khớp gối là một căn bệnh khó điều trị dứt điểm, ngoài sử dụng thuốc và các phương pháp trên bệnh nhân cần duy trì cân nặng hợp lý để làm giảm trọng lực lên khớp, rèn luyện thể dục vừa sức và ăn uống đủ dinh dưỡng.