NSƯT – Ca nương Bạch Vân trong hành trình say mê ca trù đã từng bị liệt
Đăng trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng số 09 ngày 08/05/2024
Nghệ sĩ ưu tú - ca nương Bạch Vân cả một cuộc đời hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho ca trù. Trong những năm bôn ba tìm tòi, phát triển ca trù bà đã đi khắp nam khắp bắc để giữ gìn, bảo tồn ca trù Việt Nam... Cũng lý do đó bà đã mắc bệnh đau lưng, đau cột sống ... có lúc đã bị liệt ... cơ duyên tìm đến đông nam dược, đặc biệt là Thọ Xuân Đường đã điều trị giúp bà có thể đi lại và bình phục.
Hành trình chữa bệnh “liệt” của NSƯT – Ca nương Bạch Vân
“Tôi đau cột sống bởi vì làm nghề hát, bởi ca trù là phải ngồi hát. Tôi vất vả trong mấy chục năm, tự đi xe đạp và tự đi xe máy từ đây vào Hà Tĩnh, đi các tỉnh, đi đêm, đi ngày đi với tốc độ cao và thời gian ngắn, cho nên ngồi hát bị đau cột sống. Năm 2020 tôi từng bị liệt ba tháng…
NSƯT – Ca nương Bạch Vân
Năm đó tôi được người bạn thân là Nhà báo Nguyễn Thị Thu Liên làm việc ở Đài tiếng nói Việt Nam kể về chuyện mẹ cô ấy bị cột sống rất nặng, lúc này bà khoảng trên 80 tuổi, bệnh viện nói sẽ mổ sửa lại cột sống. Tuổi cao mổ sẽ xác suất và có thể bị liệt những năm tháng cuối đời. Thu Liên đã đưa bà tới Thọ Xuân Đường nhờ TS – Lương y Phùng Tuấn Giang tư vấn điều trị bằng y học cổ truyền. Ấy thế mà chỉ sau vài ngày điều trị bà cụ đã ngồi dậy, đi lại vận động. Cụ bà sau đó có đi du lịch chỗ nọ chỗ kia, lại còn đi một mình không cần con cháu. Đó chính là nhân chứng sống để tôi tin vào phương pháp của Thọ Xuân Đường.
Thế rồi như một cái duyên, nhờ Thọ Xuân Đường tôi có thể đeo đai để ngồi viết luận án tiến sĩ trong sáu tháng và đến bây giờ như các bạn thấy đấy, tôi hoàn toàn trở lại bình thường và tiếp tục lại được biểu diễn ca trù – niềm đam mê bất tận của tôi. Tôi có nhiều bệnh nữa và gia đình tôi mọi người đều đến đây chữa bệnh và rất khả quan…”
Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhà thuốc Thọ Xuân Đường
Bệnh về xương khớp rất đa dạng và phong phú bao gồm: thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, đau dây thần kinh tọa do thoái hóa đốt sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cùng chậu…
Để điều trị bệnh xương khớp có thể dùng thuốc Y học hiện đại, thuốc cổ truyền (Nam y), biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu. Nhưng dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân.
Tây y hay còn gọi là y học hiện đại là y học phương Tây với phương thức chữa bệnh như phẫu thuật, dùng các hóa chất, và các chất tổng hợp. Thuốc Tây hay còn gọi là thuốc tân dược là những thuốc được dùng dưới dạng đơn chất hay hợp chất được tổng hợp có nguồn gốc rõ ràng để chữa bệnh.
Nam y là văn hóa chữa bệnh lâu đời của dân tộc ta, Nam y sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh. Nền Nam y Việt bắt đầu từ Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh và đến nay đã được 600 năm. Trải dài mảnh đất hình chữ S là 54 dân tộc anh em với 54 nền văn hóa chữa bệnh khác nhau nhưng đầy bản sắc.
Từ thời xưa khi chưa có y học hiện đại vào nước ta thì dân tộc ta đã biết dùng nhành cây ngọn cỏ những thứ quen thuộc trong đời sống để chữa bệnh. Văn hóa chữa bệnh bằng thuốc nam bị mai một và thất truyền nhiều từ khi pháp vào đô hộ nước ta, đốt hết các sách về y học cổ truyền. Thuốc Nam sống trong điều kiện môi trường khí hậu thổ nhưỡng nước ta nên cũng thích hợp với người Việt Nam.
Phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trong trị liệu bệnh xương khớp
Bên cạnh việc dùng thuốc thì châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng là phương pháp điều trị hiện nay được mọi người quan tâm và sử dụng.
Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị của y học cổ truyền
Châm là phương pháp dùng kim châm cứu xuyên qua da kích thích vào huyệt vị để chữa bệnh. Còn cứu dùng ngải nhung cuốn thành điếu ngải, đốt lửa rồi hơ lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.
Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu. Tóm lại, châm cứu là một phương pháp chữa bệnh sử dụng những công cụ khác nhau như: kim châm, ngải... nhằm kích thích vào các huyệt đạo trên cơ thể chữa bệnh.
Việc châm cứu có tác dụng hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, phù chính khử tà (nâng cao sức đề kháng của cơ thể, trừ khử nguyên nhân gây bệnh) và giảm đau.
Châm cứu được chỉ định để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, tai biến mạch máu não, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, liệt dây VII ngoại biên… Trong đó với bệnh đau nhức xương khớp thì châm cứu có hiệu quả rất tốt. Mỗi vùng đau trên cơ thể như: hông , gối, cột sống lưng, cổ đều có những huyệt đạo hiệu quả riêng.
Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh
Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Với đặc điểm dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh.
Xoa bóp bấm huyệt có rất nhiều lợi ích nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả rất tốt.
Lợi ích của xoa bóp bấm huyệt
- Xoa bóp bấm huyệt là kích thích vật lý, tác động trực tiếp vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao khả năng hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
- Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ góp phần chống viêm, giảm phù nề, và tăng cường oxy cho việc trao đổi chất.
- Xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
- Xoa bóp giúp điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương. Từ đó làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da.
- Đối với bệnh cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên. Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.
- Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe.
Xoa bóp ứng dụng với các bệnh xương khớp dưới đây:
- Chấn thương phần mềm: Các chứng sái, bầm dập, trật khớp ở các khớp xương dây chằng, cơ gân.
- Các thương tổn do mệt mỏi ở cơ và dây chằng: Mỏi cơ cổ, mỏi cơ lưng, mỏi cơ thắt lưng, viêm gân gót chân, viêm khớp đầu gối, hai xương gót chân.
Đối với tất cả các bệnh trên, liệu pháp xoa bóp đều mang lại hiệu quả tốt đẹp.
Lưu ý tránh các trường hợp không được xoa bóp
- Tổn thương hở ở phần mềm: Vết dao chém, súng bắn, gãy xương.
- Viêm tủy xương, lao xương, ung thư xương,..
- Bệnh có tính xuất huyết nghiêm trọng như máu trắng, bệnh xuất huyết da giản tiểu cầu.
- Một số bệnh truyễn nhiễm cấp tính: lao phổi, viêm gan virus,..
- Đau bụng, đau lưng ở phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Người đang mệt mỏi quá độ, đang đói hoặc vừa uống rượu xong.
Link báo chí:
Tình Vũ