NIỀM VUI CỦA BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ ĐƯỢC TÁI SINH
Bệnh xơ cứng bì toàn thể là bệnh tự miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng da cứng, giảm hoặc mất độ chun giãn, bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở thực quản, phổi tim và thận. Theo con số thống kê, tại Việt Nam có khoảng 3% tỷ lệ dân số mắc phải căn bệnh xơ cứng bì. Mặc dù con số này không quá lớn nhưng nó cũng khiến nhiều bệnh nhân khổ sở và đau đớn…...
“Xơ cứng bì làm tôi như búp bê sứ”
Tháng 8 năm 2015 khi mới vừa tròn 33 tuổi chị Đặng Thị Thở quê ở Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh thấy da đang trắng chuyển sang màu đen sạm, mặt và cổ tay chân khô cứng, ngứa, đau ở 2 khớp tay, ngủ kém, sụt cân. Chị lên bệnh viện chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) thăm khám thì bác sĩ thông báo kết luận chị mắc căn bệnh hiếm gặp - bệnh xơ cứng bì.
Thoạt đầu chị cảm thấy đau khớp vai, rồi khớp tay... Da tay cũng bắt đầu có hiện tượng ngứa. Lạ là ngứa đến đâu, làn da trắng trẻo của chị dần dần đen sạm và dày lên tới đó. Khuôn mặt bị phù lên, dần dần như đầy đặn hơn, da dẻ căng bóng, các nếp nhăn biến mất khiến chị trông trẻ hẳn ra. Thế nhưng các triệu chứng đau khớp ngày càng nặng, da chị hết đỏ lại tím, các khớp ngón tay cứng lại, co quắp như vuốt chim. Bệnh tiến triển khá nhanh. Từ một cô gái đẹp nức tiếng Phước Chỉ giờ chị Thở có hình dạng không giống ai? Búp bê bằng sứ - đụng vào có thể vỡ bất cứ lúc nào - là cái tên mọi người chung quanh gọi chị.
Uống thuốc bệnh viện chợ Rẫy nhiều ngày bệnh không thuyên giảm, chị Thở trở về nhà, xác định sống chung với căn bệnh. Do bộn bề cuộc sống với nỗi lo cơm áo gạo tiền và “không còn xinh đẹp” nên người chồng đầu gối tay ấp cũng đã bỏ chị đi với người phụ nữ khác. Chị Thở nuôi bé út còn con trai lớn về ở với ba. Chị vừa bệnh tật vừa cố gắng làm công nhân giày da để có tiền nuôi con và chữa bệnh.
Mẹ con chị Đặng Thị Thở ra tái khám tại Thọ Xuân Đường
Chị Thở nghẹn ngào: “Từ ngày tôi mắc bệnh, biết con cái sẽ khổ. Số phận đã an bài thì biết làm sao được. Chỉ mong sao cho mỗi ngày qua đi, sẽ không còn những cơn đau cào xé thân thể nữa, vậy là tôi mừng rồi”. Ngồi trò chuyện, chị Thở tâm sự thêm: “Hồi đó đôi khi có những niềm vui nhỏ nhoi nhưng chẳng thể cười. Những lúc đau đớn muốn khóc nhưng chẳng còn giọt nước mắt nào nữa trong thân xác khô khốc”.
Búp bê sứ được tái sinh
Tưởng chừng thế là hết nhưng thật may duyên lành đã đến, vào một ngày cuối tháng 4 năm 2015 chị họ bên Đài Loan điện về khuyên chị Thở bay ra Hà Nội đến nhà thuốc Thọ Xuân Đường chữa ắt sẽ có tin vui. Chị họ cũng bảo có người nhà cô bạn bên Đài Loan cũng bệnh như chị đã chữa được rồi. Lòng như mở cờ bởi chị nghĩ “biết đâu đây là cơ hội được sống của mình”. Gom góp tiền bạc chị mua vé bay ra Hà Nội. Ngày 6 tháng 5 năm 2016 chị được ghi bệnh án 796A-44 tại Thọ Xuân Đường bắt đầu quá trình điều trị.
Năm nào cũng một lần chị bay ra Hà Nội tái khám, được bàn tay tài hoa và tri thức uyên thâm của tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang trực tiếp thăm khám. Những ngày tháng về sau chị gọi điện thăm khám qua điện thoại để giảm chi phí đi lại và được các nhân viên ở nhà thuốc hỗ trợ nhiệt tình gửi thuốc về tận nhà cho chị.
Đã gần 3 năm trôi qua hôm nay chị Thở bay ra Hà Nội cùng hai con. Chị vui mừng kể: “may mà mua được vé giá rẻ dì à, cho tụi con đi vịnh Hạ Long, thăm lăng Bác và đến nơi đã chữa cho mẹ nó sống được đến bây giờ dì à!” (Dì tiếng gọi thân thiết của người niền nam khi yêu quý một ai đó).
Do mua vé giá rẻ nên con đường đi của ba mẹ con cũng không còn sự lựa chọn. Ra chủ nhật và bay về chiều thứ 2. Từ Tây Ninh ba mẹ con đi xe đò lên Sài Gòn, sau đó đi đường bay Vân Đồn thăm thú Vịnh Hạ Long. Sáng hôm sau ba mẹ con bắt xe khách về Hà Nội khám bệnh và viếng Lăng Bác. Theo lịch Thọ Xuân Đường thứ hai là ngày nghỉ nên chị điện xin Thầy Giang nhờ thầy khám giúp. Lương y Phùng Tuấn Giang hôm đó có việc quan trọng nhưng cũng đã lùi lại để ưu tiên thăm khám cho chị Thở vì biết chị từ Tây Ninh ra. Chị Thở vì muốn cảm ơn ân nhân người đã cứu mình “tái sinh” nên cũng đã chuẩn bị chút quà để tặng thầy – chỉ một túi bánh tráng Tây Ninh cũng ấm lòng nghĩa tình.
Chị tâm sự: “Tôi thấy có hiệu quả dì ạ, tôi không còn đau nhức, da có sự đàn hồi, thân thể cũng mềm lại và có thể cầm nắm hoạt động bình thường. Từ 41kg giờ tăng lên 51kg rồi đó dì ”.
Giờ đây, chị Thở dường như đã vượt qua được quãng thời gian tồi tệ trong đời. Chị cho biết: “Khi đối diện với nỗi đau, bạn sẽ trở thành một con người khác, bạn sẽ xây dựng cho mình sức mạnh để vượt qua. Cuộc sống sẽ không bao giờ hoàn hảo. Trong nhiều năm qua, tôi đã sống với hình tượng “búp bê bằng sứ”, đó là cách giúp tôi tự tin hơn với hoàn cảnh của mình".
Những bài thuốc Đông y chữa xơ cứng bì hiệu quả
Dù có rất nhiều phương pháp mới được áp dụng để điều trị bệnh xơ cứng bì nhưng vì đây là bệnh tự miễn dịch nên nó khó có thể điều trị tận gốc. Hầu hết các phương pháp điều trị chỉ nhằm giảm các triệu chứng của bệnh. Phương pháp Đông y được nhiều người sử dụng bởi nó hạn chế được những tác dụng phụ với cơ thể so với thuốc Tây y.
Bài thuốc 1 - sử dụng thuốc uống: Dùng 20g Đảng sâm, 15g Hoàng kỳ, 22g Thục địa, 15g Thủ ô, 30g Kê huyết đằng; 12g mỗi vị Quế chi, Hương Phụ, Hồng Hoa; 15g Đan sâm, 12g Lộc giác giao, 6g Cam thảo. Mang tất cả sắc lấy nước uống, 1 thang thuốc sắc với 1,2 lít nước và sắc lửa nhỏ cho tới khi cạn, còn khoảng 200ml nước thì rót ra để uống. Ngày 3 lần uống, kiên trì theo liệu trình thì sẽ thấy được tác dụng rõ rệt.
Bài thuốc 2 – dùng ngoài da: 20g Quy vĩ, 16g Nhục quế, 18g Can khương, 12g Hồng hoa, 30g Sơn hoa tiêu, 8g Long não, 15g Tế tân, 50ml rượu 40 độ. Cho các vị thuốc ngâm với rượu khoảng 1 tuần thì lấy ra dùng. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị tổn thương do xơ cứng bì, xoa bóp để thuốc thấm sâu vào da thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả.
Trên đây là những cách chữa nhanh xơ cứng bì bằng phương pháp Đông y mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc áp dụng cách chữa bệnh xơ cứng bì bằng phương pháp này bệnh nhân phải đến các cơ sở uy tín để có phác đồ điều trị phù hợp và đảm bảo nguồn gốc thuốc rõ ràng. Ngoài ra, người bệnh còn cần lưu ý tới chế độ ăn uống làm sao đảm bảo được dinh dưỡng, giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh và bệnh sẽ nhanh chóng giảm đi.
Căn bệnh nào cũng cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, đặc biệt là bệnh hiếm gặp nhưng nặng nề như bệnh xơ cứng bì. Mặc dù hiện tại, bệnh xơ cứng bì chưa có phương pháp điều trị khỏi. Các biện pháp điều trị chủ yếu là để làm chậm tiến trình phát triển của căn bệnh, giảm triệu chứng, tăng chất lượng sống cho người bệnh nhưng “có bệnh vái tứ phương” một số bệnh nhân tìm đến nam y chữa lại rất hữu hiệu.
Tình Vũ