CÁ NGỰA VỊ THUỐC GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Cá ngựa còn có tên thuốc là Hải mã, Thủy mã, Hải long được nhiều người biết đến với tác dụng tăng cường sinh lý, kéo dài thời gian quan hệ và giúp giữ hạnh phúc cho gia đình. Vậy bạn đã biết gì về loài động vật này và tác dụng của cá ngựa?
1. Giới thiệu chung về cá ngựa
• Phân bố
Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus sp. sống tại biển nước mặn, ở nước ta cũng có và đang được khai thác khá nhiều ở các vùng biển Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang và các biển khác.
• Cấu tạo
Cá ngựa được gọi tên như vậy vì cấu tạo đầu của nó khá giống đầu ngựa, nó không có vây và đuôi giống các loại cá thông thường. Thân dẹp 1 bên, thân cá dài khoảng gần 20cm, có khi dài hơn, màu trắng hoặc vàng nhạt, một số loại có màu xanh đen. Phần bụng hơi phình to. Đuôi của nó nhỏ dần về cuối, là phần dài nhất của cơ thể, có nhiệm vụ giữ cho thân mình đứng thẳng.
Trên đầu cá có các gai to nhô lên, dọc thân mình có chia các ô nhỏ với các cạnh song song với nhau, trên thân cũng có những gai nhọn. Miệng cá rất dài, không có răng, hố mắt sâu.
• Sinh sản
Cá ngựa thường sống thành từng cặp, trên bụng cá ngựa đực có túi để chứa trứng. Đến mùa sinh sản cá ngựa đực và cái sẽ quan hệ, sau đó cá ngựa cái đẻ trứng vào túi cá ngựa đực, vì vậy cá ngựa đực sẽ có nhiệm vụ mang thai. Sau đó con đực sẽ tiết tinh dịch ra xung quanh chứ không trực tiếp vào túi ấp, sau 2-3 tuần trứng sẽ nở.
• Chế độ ăn
Cá ngựa thường ăn thức ăn tươi như tôm biển, cá biển nhỏ. Do có giá thành cao nên ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Chính vì vậy nhiều người đã nuôi cá ngựa để phục vụ nhu cầu thị trường. Khi sống trong môi trường nuôi nhốt chúng thường hung hăng và hay cạnh tranh thức ăn với nhau.
2. Tác dụng của cá ngựa
• Theo y học hiện đại
Theo phân tích trong cá ngựa có một số hoạt chất như các acid amin, peptid, prostaglandin…có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm qá trình lão hóa, tăng cường sinh lí và kéo dài thời gian quan hệ.
Thử nghiệm trên chuột cho thấy các hoạt chất trích từ cá ngựa có tác dụng kéo dài thời gian rụng trứng, làm tử cung lớn lên. Trên chuột đực thấy có tác dụng giống androgen đối với tinh hoàn.
Ngoài ra thử nghiệm còn thấy các hoạt chất này có tác dụng kéo dài thời gian quan hệ của chuột.
• Theo Đông y
Bộ phận dùng: Toàn thân cá ngứa bỏ ruột phơi sấy khô. Thường dùng theo cặp
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính ôn, quy kinh Tỳ, Thận
Công năng: Tráng dương, tiêu bán hòn, nhọt sưng, thúc đẻ.
Tác dụng: giúp kéo dài thời gian quan hệ tình dục, làm tăng cường khả năng sinh lí của nam, điều trị chứng liệt duơng, xuất tinh sớm, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh hiếm muộn…
• Cách dùng:
- Ngâm rượu: đây là cách làm phổ biến. 1 cặp cá ngựa ngâm với khoảng 3 lít rượu trong 100 ngày, sau đó mỗi ngày uống 1 chén nhỏ mỗi sáng. Ngoài ra có thể ngâm cùng các vị thuốc khác để tăng tác dụng bổ dương như ba kích, phá cố chỉ, hồ đào, ban long sâm, long nhãn…
- Tán bột uống: Sấy khô vàng, tán nhỏ cá ngựa, uống ngày 3 lần mỗi lần 1g.
Ngoài các tác dụng của cá ngựa kể trên, dân gian còn truyền tai nhau tác dụng của cá ngựa trong trị ho suyễn, thở khò khè, chữa sưng thận kinh niên. Tuy nhiên các bạn nên tham khảo các lương y, bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh trường hợp dùng mẹo chữa “lợn lành thành lợn què”.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)