CÁC LOẠI ĐỖ VỪA LÀ THỨC ĂN VỪA LÀ THUỐC (Phần 1)
Đỗ là một trong những loại ngũ cốc thông dụng trong căn bếp của nhiều bà nội trợ. Có rất nhiều món ngon được chế biến từ đỗ như xôi đỗ, chè đỗ,... thanh mát mà an toàn cho sức khỏe. Vậy, bạn đã biết công dụng của các loại đỗ chưa. Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà các loại đỗ mang lại nhé!
1. Đỗ đen

• Giới thiệu về đỗ đen
- Tên khoa học: Cylindrica (L.) Verdc. Thuộc họ: Đậu Fabaceae.
- Thành phần hóa học: Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%. Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.
- Tác dụng dược lý: Giải độc, cung cấp dinh dưỡng, làm chậm quá trình lão hóa, phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, Gout.
• Vị thuốc đỗ đen trong đông y
- Đỗ đen hay đậu đen có tên gọi theo đông y là hắc đậu, ô đậu, hắc đại đậu. Đậu đen có hai loại, ruột trắng hoặc ruột xanh. Đậu đen ruột xanh thường gọi là đậu xanh lòng thường dùng làm thuốc sẽ tốt hơn.
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy kinh tâm, tỳ, thận.
- Công dụng: Thanh nhiệt, chữa cảm mạo thể phong nhiệt, bổ khí, chữa thiếu máu, suy nhược, bổ can thận. Đỗ đen chế Hà thủ ô để giải độc hà thủ ô, tăng tác dụng bổ thận. Đỗ đen chế với Sinh địa để làm Thục địa để tăng tính bổ huyết, bổ can thận của Thục. Người ta còn chế đỗ đen thành đạm đậu xị dùng làm vị thuốc trục tà khí.
• Món ăn chữa bệnh từ đậu đen
- Đậu đen hầm với 1 cái đuôi heo, hoặc đuôi bò hầm thật nhừ ăn cả nước lẫn cái. Món ăn này có tác dụng chữa đau lưng.
- Gà ác hầm với đỗ đen hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.Tác dụng: Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu. Ăn đều tuần 2 lần để có hiệu quả tốt.
• Bài thuốc từ đỗ đen
- Trị tiểu ra máu: Đỗ đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
- Trị ngộ độc thuốc, thực phẩm, nhiệt miệng, viêm da lở loét do nhiệt: Đỗ đen 30g, sinh cam thảo 9g, sắc uống trong ngày.
- Người yếu, ra nhiều mồ hôi: Đỗ đen 60g, hoàng kỳ 30g. Sắc uống.
- Trị chứng tiêu khát (tiểu đường) thể thận hư: Đỗ đen, thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán bột, làm viên, dùng nước sắc đỗ đen để uống thuốc.
• Cấm kị khi dùng đỗ đen
- Không dùng chung đỗ đen với thịt bò để hạn chế làm mất chất sắt có trong thịt.
- Khi uống một số loại thuốc bắc, hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng nếu muốn dùng với đỗ đen.
2. Đỗ xanh

• Mô tả
- Tên thường gọi: đậu chè, đậu tằm, đậu tắt.
- Tên khoa học: Phaseolus radiatus L. Thuộc họ đậu: Fabaceae.
- Thành phần hóa học: Hạt đậu xanh chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.
• Vị thuốc đỗ xanh trong dong y
- Tên vị thuốc: Lục đậu.
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính Lương (mát). Quy kinh: Tâm, can, tiểu trường.
- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ các chứng nhiệt. Tiêu viêm sưng. Vỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt.
• Bài thuốc từ đỗ xanh
- Giải độc thuốc: Đậu xanh 120g, Sinh cam thảo 60g nấu nước uống.
- Gây nôn trong ngộ độc thực phẩm: Ngâm đậu xanh cho nở, nghiền nát rồi hòa với nước ngâm, cho uống để kích thích nôn. Để giải trừ chất độc thwucs ăn còn trong cơ thể, dùng: đỗ xanh 100g, sinh cam thảo 100g đun nước uống 2 lần/ ngày.
- Trị tiêu chảy: Đậu xanh 150g, hạt tiêu 30g. Đậu xanh rang vàng, xay cùng hạt tiêu thành bột mịn, mỗi lần uống 10g, cách 4 tiếng uống 1 lần.
• Món ngon bài thuốc từ đỗ xanh
- Cháo đỗ xanh: Giúp giải rượu, bổ dưỡng.
- Canh đậu xanh , tía tô: Lợi tiểu
- Nước ép giá đỗ xanh: trừ nhiệt đường tiểu.
- Cháo đậu xanh, sắn dây, gạo tẻ: Thanh nhiệt, trừ phiền, bổ dưỡng cơ thể, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì.
- Cháo đậu xanh nấu kỹ, úp lá sen trên miệng nồi, nấu đến khi nào cháo có màu xanh là được. Món cháo đậu xanh lá sen này có tác dụng rất tốt để phòng chống các bệnh nhiệt mùa nắng nóng.
Do đậu xanh có tính tương đối lạnh, nên những người rối loạn tiêu hóa, hay đầy bụng, lạnh bụng nên hạn chế ăn.
Đậu xanh thường làm nhạt thuốc nên thường ít sử dụng khi uống thuốc Bắc.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 – 0937638282
Nhất Tâm (Thọ Xuân Đường)