CÁC VỊ THUỐC CÓ TÊN SÂM
Nói đến sâm người ta nghĩ ngay tới loại thuốc quý có khả năng bổ dưỡng như nhân sâm, sâm cao ly… Thực ra có rất nhiều vị thuốc có tên sâm khác như khổ sâm, đẳng sâm, sa sâm… với nhiều tác dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu các vị thuốc có tên sâm và tác dụng của chúng.
1. Nhân sâm
Loại sâm này được sử dụng cách đây hàng nghìn năm, được nhiều sử sách cổ ghi chép về tác dụng cũng như cách sử dụng. Nhân sâm cũng có nhiều nguồn gốc khác nhau, được ưa chuộng nhất là sâm cao ly của Triều Tiên và Hàn Quốc, ngoài ra nhân sâm của Trung Quốc, Nga, Ấn độ, Mỹ cũng có nhưng không được ưa chuộng bằng.
Tác dụng chính của nhân sâm là đại bổ nguyên khí, giúp hồi dương cứu nghịch, tăng cường sức đề kháng.
2. Sâm ngọc linh
Loại sâm này chỉ riêng Việt Nam mới có, được tìm thấy ở trên núi cao 1200-2100m trên dãy núi Ngọc Linh. Theo nhiều nghiên cứu hàm lượng hoạt chất saponin trong sâm ngọc linh rất cao, không thua kém các loại nhân sâm của nước ngoài.
Sâm ngọc linh được biết với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, ngăn ngừa tác hại của hóa xạ trị. Hiện nay củ sâm ngọc linh to nhất đạt kỷ lục Guinness đang được trưng bày tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường.
3. Sa sâm
Sa sâm là vị thuốc lấy từ rễ của cây sa sâm đem về chế biến.
Nó có vị ngọt hơi đắng, tác dụng chính là dưỡng âm thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu ích vị sinh tân. Ứng dụng điều trị trong các trường hợp ho khan, viêm phế quản, phế hư gây mất tân dịch, miệng họng khô khát.
4. Đảng sâm
Đây là một vị thuốc quý mà người Việt hay sử dụng, có thể dùng thay thế Nhân sâm trong nhiều trường hợp trị bệnh.
Tác dụng của nó là bổ trung ích khí, sinh tân, kiện tỳ. Nó được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như điều trị chứng khí hư, người mệt mỏi, ăn uống kém, tỳ vị hư nhược…
Đảng sâm có thể dùng sắc uống hoặc ngâm rượu uống đều mang lại hiệu quả.
5. Khổ sâm
Đây là một vị thuốc nam quý còn được người dân gọi với nhiều cái tên như Cây cù đèn, khổ sâm bắc bộ. Không giống các vị thuốc có tên sâm khác dùng thân rễ hay rễ củ, khổ sâm dùng bộ phận chính là lá hái lúc cây sắp ra hoa.
Lá khổ sâm có vị đắng vào kinh đại tràng, tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, tiêu hóa kém.
6. Bố chính sâm
Đây cũng là một loại sâm của Việt Nam, thường mọc ở các tỉnh miền Trung. Người dân thường thu hái phần củ rễ phình to về làm thuốc.
Tác dụng của nó cũng không thua kém nhân sâm, nên được sử dụng rộng rãi để bổ khí, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hó, thông đại tiện. Ngoài ra còn có tác dụng hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt.
7. Sâm đại hành
Sâm đại hành cũng là một vị thuốc nam quý được nhà thuốc Thọ Xuân Đường sử dụng khá nhiều. Theo đông y nó có vị ngọt nhạt, tính ấm tác dụng bổ huyết tiêu độc, tác dụng sinh cơ, thông huyết và an thần nhẹ.
Sâm đại hành được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như điều trị mụn nhọt, vảy nến, xơ cứng bì, ho do viêm phế quản, phong thấp…
8. Huyền sâm
Vị thuốc này cò có tên là hắc sâm do có màu đen tuyền từ ngoài vào trong. Theo đông y tác dụng của huyền sâm là thanh nhiệt giáng hỏa sinh tân, ứng dụng điều trị các trường hợp nhiệt độc đã vào phần dinh, phần huyết gây sốt cao mê sảng.
Huyền sâm thường được phối hợp với sinh địa, mẫu đơn, hoàng liên để tăng tác dụng. Với những trường hợp mất tân dịch huyền sâm phối hợp cùng thiên mạch môn giúp dưỡng âm sinh tân
9. Đan sâm
Có câu “Nhất vị đan sâm ẩm, công đồng tứ vật thang” có nghĩa tác dụng của đan sâm ngang với bài thuốc cổ phương Tứ vật. Đây chính là vị thuốc quý được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” chuyên điều trị các bệnh liên quan đến huyết.
Đan sâm có vị đắng, sắc đỏ, tác dụng bổ huyết hoạt huyết, dưỡng huyết an thai, khứ ứ điều kinh. Đan sâm được dùng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau.
10. Sâm cau
Sâm cau là một loại sâm của Việt Nam mọc hoang rất nhiều ở khắp các vùng miền núi Phía Bắc. Nhân dân thường đào củ của sâm cau về rửa sạch, sau đó đem dùng tươi hoặc phơi sấy khô để tăng tác dụng.
Sâm cau được dùng với mục đích bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, kiện cân cốt.
Ngoài ra có nhiều loại sâm của các quốc gia khác nhau, ở Việt Nam cũng còn có sâm mây, sâm hoàn dương, thổ sâm, sâm đất, sâm khoai sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282