TƯỞNG SỎI THẬN LẪN TRONG THANG THUỐC, KHÔNG NGỜ LẠI LÀ THUỐC QUÝ
Thuốc đông y không chỉ bao gồm các loại thảo dược, cây cỏ mà còn bao gồm các loại khoáng chất, động vật. Không ít người sau khi cắt thuốc về thấy thang thuốc của mình có cả sỏi nên sợ hãi, phải vứt bỏ đi. Thật không ngờ khi hỏi bác sĩ mới biết viên sỏi đó là thuốc quý. Cùng tìm hiểu về vị thuốc nhũ hương, có hình dáng như những viên sỏi mà không phải ai cũng biết
1. Nhũ hương là vị thuốc gì?
- Nguồn gốc tên gọi: Nhũ hương thực ra là nhựa cây nhũ hương cô đặc lại rồi phơi sấy khô, chính vì vậy nhìn chúng giống như những viên sỏi nhỏ. Theo các chuyên gia dược liệu cho biết, khi nhựa cây chảy xuống tạo thành từng giọt giống như hình núm vú tiết sữa, nhựa lại có mùi thơm đặc biệt nên gọi tên là Nhũ hương
- Danh pháp: Cây nhũ hương có tên khoa học là Frankincense (nhũ hương) Mastic, thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae
- Đặc điểm thực vật cây nhũ hương
Nhũ hương là cây vừa cao tới 4-5m, cao nhất khoảng 6m. Nhìn dáng cây khô thô, khoẻ, vỏ cây trơn sáng, mầu vàng nâu nhạt. Vỏ cây nơi cành to có dạng như tấm vẩy dần dần bong ra.
Lá mọc xen kẽ mọc thưa ở vùng trên. Lá kép dạng lông cánh lẻ. Dài 15-25cm, cuống lá có lông trắng, lá nhỏ 7-10 lá đôi, mọc đối, không cuống, vùng đáy lá rất nhỏ, hướng trên to dần. Lá nhỏ dài, hình trứng, dài 3,5cm, lá ở đỉnh dài 7,5cm, rộng 1,5cm, đầu lá tù, vùng đáy lá hình tròn, gần như hình tim, mé cạnh lá có răng cưa, tròn, không theo thứ tự nào hoặc gần như không có răng cưa, hai mặt lá đều phủ lông trắng hoặc mặt trên lá không có lông.
Hoa nhỏ, bầy thành cụm hoa có tổng trạng thưa, nụ hình trứng, cánh hoa 5 cánh, mầu vàng nhạt, hình trứng, dài gấp 2 lần đài hoa, mé trước nhọn. Đài hoa dạng chén, mé trước xẻ 5, cánh xẻ dạng hình tam giác, hình trứng. Nhuỵ đực 10, mọc ở bên ngoài đài hoa. Vòi nhuỵ ngắn, tử phòng ở bên trên, có 3-4 ngăn, mỗi ngăn có 2 phôi châu mọc rũ, đầu trụ dạng đầu, hơi xẻ 3, hạch quả hình trứng ngược, dài khoảng 1 phân, có 3 góc, đầu tù, vỏ quả chất thịt, mỗi ngăn có 1 hạt.
- Phân bố: Cây nhũ hương mọc ở nhiều nơi khắp vùng địa trung hải, ở nước ta chưa phát hiện thấy loài cây này.
2. Tác dụng của vị thuốc nhũ hương
- Bộ phận dùng: Nhựa cây nhũ hương
- Cách chế biến: Theo quan niệm của người Việt Nam sẽ lấy nhựa cây nhũ hương tán với Đăng tâm thành bột theo tỉ lệ 40g Nhũ hương 1g Đăng tâm, sau đó hút ẩm và đóng thành cục.
- Thành phần hóa học: Theo nghiên cứu nhũ hương chứa 90% hỗn hợp acid mastixic, acid masticolic, một ít masticaresen; 2% tinh dầu có mùi long não, chủ yếu là dipinen.
- Tính vị quy kinh: vị đắng, cay, tính ôn, quy kinh Tâm, Can, Tỳ
- Tác dụng: hoạt huyết tiêu ứ, tiêu nhọt giảm đau, hành khí
- Ứng dụng lâm sàng: trị các chứng bệnh như đau bụng, phong tê thấp, chấn thương, sưng đau, u nhọt… Dùng ngoài có thể tiêu phù, sinh cơ trị các chứng lở loét lâu lành.
Nhũ hương thường phối hợp với vị thuốc Một dược trong các bài thuốc để tăng tác dụng.
Nói chung nhìn hình dáng nhũ hương rất giống viên sỏi, tuy nhiên nó lại có tác dụng rất tốt đối với việc điều trị bệnh. Chính vì vậy khi được kê loại thuốc này trong thang thuốc sắc, các bạn có thể an tâm sử dụng.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282