CÁC VỊ THUỐC TỪ CÂY CHANH QUEN THUỘC
Chanh là một loại cây quen thuộc và hầu như nhà nào cũng có một cây trong vườn. Không chỉ có công dụng làm gia vị và nước giải khát, từ xa xưa, các bộ phận của cây chanh được người dân sử dụng làm thuốc chữa rất nhiều bệnh thông dụng. Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu các vị thuốc từ cây chanh nhé!
1. Mô tả
- Cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck. Thuộc họ cam quýt Rutaceae.
- Đặc điểm: Chanh là một loại cây nhở, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai nhọn. Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa, có mùi thơm, có nhiều tinh dầu. Hoa chanh màu trắng, mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng chùm 2 đến 3 hoa. Vỏ quả có màu xanh, khi quả chín vỏ màu vàng. Quả chia làm nhiều múi. Dịch quả rất chua. Y học cổ truyền sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc.
2. Vị thuốc từ quả chanh
- Trong 100g thịt quả chanh có 90% nước, protein 0,8g, chất béo 0,5g, carbohydrate 8,2g, chất xơ 0,6g, tro 5,4g, calcium 33mg, phosphor15mg, sắt 0,5mg, sodium 3mg, potassium 137mg, vitamin A 12mg, thiamin (B1) 0,5mg, riboflavin (B2) 0,02mg, niacin 0,1mg và vitamin C 52mg. Do đó chanh là nguồn cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids cực lớn vì vậy mà có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa. Kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản cho biết chanh có thể làm gia tăng 19% lượng máu lưu thông trong hệ thống các tỉnh mạch, mao mạch và làm giảm nguy cơ máu đông.
- Theo nghiên cứu dịch chiết từ quả chanh có thể giúp phụ nữ tránh thai qua tác dụng làm tê liệt hoạt động của tinh trùng, dịch chanh nồng độ 20% có thể tiêu diệt 90% virus HIV.
- Theo dong y, dịch quả chanh có vị chua, tính mát. Công dụng: chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn.
- Người ta còn sử dụng hạt chanh để chữa bệnh táo bón, ho lâu ngày.
3. Vị thuốc từ lá chanh và vỏ quả chanh
- Lá chanh và vỏ quả chanh chứa nhiều tinh dầu thơm, thành phần của tinh dầu bao gồm: limonene, a pinen, b phelandren, camphen và a tecpinen.
- Tiến sĩ Elzbieta Kurowska thuộc công ty dược KGK Synergize ở Mỹ cho biết trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường. PMF là chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids. Ông Kurowska đã nuôi béo những con chuột đồng bằng chế độ ăn giàu cholesterol rồi cho chúng hấp thu PMF từ lá hoặc vỏ chanh. Kết quả cho thấy chỉ 1% PMF trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm giảm đến 40% lượng cholesterol LDL ở chuột. Từ đấy có thể thấy rằng, lá chanh và vỏ chanh có tác dụng tăng cường chuyển hóa chất béo xấu từ đó kích thích tiêu hóa, giảm cảm giác béo của thức ăn.
- Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ còn lá chanh được sử dụng trong các thang thuốc xông hơi để giải cảm.
- Y học cổ truyền có viết: lá và vỏ quả chanh có vị the, đắng, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí. Chủ trị các chứng tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng.
4. Vị thuốc từ rễ chanh
- Rễ chanh theo dân gian xưa nên lấy rễ hướng đông, bỏ lõi.
- Tính vị: vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.
- Công dụng: Chữa ho, khàn tiếng, mất tiếng. Nước rễ chanh gừng chữa ngộ độc thực phẩm, thải trừ độc trong cơ thể.
5. Một số bài thuốc kinh nghiệm có chanh
- Chữa ho, khan tiếng: Rễ chanh bỏ lõi10g , rễ dâu tằm bỏ lõi, cạo hết vỏ đỏ 10g, trắc bách diệp 8g, sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.
- Chữa ho lâu ngày: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
- Mát gan, giải độc: Lá chanh 12g, lá gai 12g, lá cối xay 12g. Sắc nước uống hằng ngày.
Qúy độc giả nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.