CÁC VỊ THUỐC TỪ CÂY LÚA THÂN THUỘC
Nước ta vốn là nước thuần nông, với nghề trồng lúa nước. Cây lúa từ xưa đã trở thành cây lương thực chính nuôi lớn chúng ta. Nhưng ít ai biết rằng cây lúa còn cho nhiều vị thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu các vị thuốc từ cây lúa thân thuộc nhé!
1. Mô tả cây lúa
Cây lúa có tên khoa học là Oryza sativa thuộc họ lúa Poaceae. Cây dạng thân cỏ mọc theo mùa vụ, lá có các phiến dài, bìa ráp, bẹ khá cao, có màu trắng, lưỡi bẹ có lông. Chùy bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng. Mày hoa có lông gai, quả thóc dính chặt với mày hoa(vỏ trấu)
Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong thời tiết ấm áp, chịu lạnh kém. Dân ta trồng lúa chủ yếu để lấy lương thực ăn.
2. Các vị thuốc từ cây lúa
- Cốc nha
BPD: hạt thóc tẻ đã nẩy mầm
Tính vị, quy kinh: theo đông y cốc nha có vị ngọt tính bình, quy kinh Tỳ Vị
Tác dụng: Tiêu thực hóa tích
Cách dùng: Thường dùng trong các trường hợp tiêu hóa kém, chướng hơi, đầy bụng ăn không ngon. Ngoài ra còn phối hợp với sơn tra và các vị thuốc tiêu hóa khác.
- Đạo mễ
BPD: gạo nếp
Tính vị, quy kinh: vị ngọt tính ấm, có mùi thơm. Quy kinh Tỳ Vị
Tác dụng: Bổ tỳ vị, ích thận
Cách dùng: Thường dùng trong các trường hợp tỳ vị hư yếu, nôn mửa, đau bụng. Hoặc đái ra dưỡng chấp
- Ngạnh mễ
BPD: gạo sao vàng
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình quy kinh Tỳ Vị
Tác dụng: Sinh tân chỉ khát
Cách dùng: Thường dùng trong các trường hợp mệt mỏi, sốt cao ra mồ hôi nhiều. Lấy gạo sao vàng nghiền nát sắc nước uống.
- Cám gạo
BPD: vỏ cám bao ngoài hạt gạo, thu được khi xay xát gạo
Cám gạo chứa nhiều vitamin, các chất béo không no
Cách dùng: rang cám cho nóng rồi cho vào túi vải để chườm, giúp làm giảm các chứng đau do lạnh, co cứng cơ.
Ngoài ra cám gạo còn sử dụng để làm phụ liệu sao chế thuốc giúp tăng thêm tác dụng kiện từ, như sao với bạch truật, hoài sơn, thương thuật…
- Nước vo gạo(Mễ trấp)
Bộ phận dùng: Lấy nước vo gạo có màu trắng đục
Tác dụng: Làm giảm tính độc và tăng tác dụng kiện tỳ của các vị thuốc, thường dùng trong chế hà thủ ô, thạch xương bồ, bạch truật…
- Vỏ trấu
Làm phụ liệu sao chế một số vị thuốc như Trạch tả, bán hạ… cho vị thuốc vàng đều, giòn xốp.
- Rơm lúa nếp
Lấy rơm lúa nếp còn tươi mới, có màu vàng thơm, cắt thành nhiều đoạn rửa sạch, cứ 100gram cho thêm ngập nước rồi sắc đặc, cô còn 1 bát. Phơi sương 1 đêm rồi uống ngày 1 lần, trị chứng đái ra chất đục trắng.
Ngoài ra dân gian còn dùng bông lúa nếp có cả lá đun nước tắm để tránh bị ngứa, rặm do thóc lúa.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Địa chỉ: Số 7 khu Thủy Sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline tư vấn: 093.763.82.82 hoặc 0943. 986. 986