CÂY VỎ CỎ LÚA
Cây vỏ cỏ lúa là một loài cây ít người biết tới, cây chủ yếu mọc hoang ở 1 số vùng ở Việt Nam. Cây có tên khoa học là Hypericum patulum Thunb, thuộc họ Măng cụt Ctusiaceae. Ngoài ra còn có tên gọi khác là Ban tròn, ban vỏ lúa…
1. Mô tả dược liệu
Cây bụi nhỏ, cao 0,4 – 1m. Thân cành mảnh , hình trụ, vỏ ngoài màu đỏ. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hình trái xoan hay bầu dục, dài 3 -5cm, gốc tròn, đầu tù hay hơi nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt hơn, có điểm tuyến rõ.
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, ra hoa quả mùa thu, đến đầu mùa đông quả già, khô xác và tự mở cho hạt thoát ra ngoài .Cum hoa mọc ở đầu cành thành ngù: hoa to 3 – 4 cái màu vàng; 5 lá dài, 5 cánh hoa, 10 – 15 nhị, bao phấn nhỏ hình mắt chim. Quả nang, hình trứng, đầu thót dần, dài 1 – 2 cm, hạt hơi cong, có mũi nhọn, dài 1,5mm.
Ban tròn là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Cây thường mọc ở ven rừng (nhất là rừng núi đá vôi), bờ nương rẫy hay ở đồi cây bụi, được phát hiện ở một số nơi thuộc vùng núi cao phía bắc như Hà Giang (huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ); Lai Châu (Sìn Hồ) và Lào Cai (Sa Pa). Trên thế giới, loài này còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ.
2. Vị thuốc từ cây vỏ cỏ lúa
Bộ phận dùng: Hạt và phần trên mặt đất.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết chống ngứa
Cách dùng: Lấy lá cây vỏ cỏ lúa vò nát ra, sau đó cho vào chậu nước vò thật kỹ, để lắng lấy nước trong phía trên dùng rửa mắt.
Rễ cây dùng sắc uống để dãn gân cốt, lợi sữa lợi tiểu.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Địa chỉ: Số 7 khu Thủy Sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline tư vấn: 093.763.82.82 hoặc 0943. 986. 986