MỖI NGÀY ĂN 3 QUẢ TÁO, CẢ ĐỜI KHÔNG CẦN GẶP BÁC SĨ
Mùa đông năm nay, rộ lên các loại trà từ kỷ tử, táo đỏ, cúc hoa, hồng hoa… Trong đó ai cũng bị ấn tượng bởi táo đỏ bởi màu sắc, vị thơm ngon và tác dụng của nó. Mọi người thường quảng cáo rằng “Mỗi ngày ăn 3 quả táo, cả đời không cần gặp bác sĩ”. Vậy táo đỏ có tác dụng thật sự tốt như vậy không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Mô tả dược liệu
Táo đỏ hay còn gọi là hồng táo, táo tàu có nguồn gốc ở Trung Á và đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Hiện nay nơi trồng nhiều nhất giống táo này là Trung Quốc. Từ khi du nhập vào Việt Nam giống táo này dần dần được biết đến và ưa chuộng vì mẫu mã đẹp và ăn khá ngon. Trong dịp tết nhiều người thường tìm mua cây táo tàu bonsai về trưng tết khá đẹp mắt.
Táo đỏ nổi tiếng nhất là ở vùng Tân Cương, Trung Quốc. Cây ra hoa và kết trái trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vì vậy giá trị dinh dưỡng càng cao hơn.
Cây táo tàu có dạng thân gỗ cao khoảng 3-12m tùy theo điều kiện sinh trưởng, có tán lá rất rộng, nhiều cành tỏa bóng rậm rạp. Lá táo hình bầu dục có răng cưa không sắc, hoa màu trắng phớt hồng có nhiều cánh. Quả táo tàu có dạng hình bầu dục khi chín có màu đỏ đẹp mắt nên gọi tên là táo đỏ, hay hồng táo. Bên trong thịt quả màu trắng ngà hoặc hơi vàng, hạt nhỏ màu nâu ở chính giữa.
2. Vị thuốc hồng táo, táo đỏ
Khi sử dụng táo tươi lượng vitamin trong táo rất giàu, có cả vitamin A, C, e rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên táo chỉ có mùa kéo dài 2-3 tháng nên mọi người thường phơi sấy khô để tạo thành hồng táo, tuy lượng vitamin giảm đi nhưng vẫn có giá trị dinh dưỡng cao.
Theo đông y hồng táo có vị ngọt, tính ôn, quy 12 kinh có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần. Dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như tỳ vị suy nhược người mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, tim hồi hộp. Hồng táo còn sử dụng để dẫn thuốc vào tạng phủ kinh lạc, làm hòa hoãn các vị thuốc khác.
Ngoài ra khi cơ thể khỏe mạnh ăn táo cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu.
3. Món ăn từ táo đỏ
- Canh cam thảo, tiểu mạch, đại táo
Nguyên liệu: Cam thảo 10g, tiểu mạch 30g, đại táo 5 quả.
Cách chế biến: Cho 3 nguyên liệu trên vào nồi rồi đổ 2 bát nước đun đến khi còn 1 bát, uống nước bỏ bã.
Tác dụng: Hoà trung lấy lại sức, dưỡng tâm, an thần, ích khí, tiêu tan phiền não, thích hợp với người mắc bệnh thần kinh suy nhược, buồn bực, mất ngủ, mồ hôi trộm.
- Cháo đậu bắp, táo:
Nguyên liệu: Ngô 50g, bạch biển đậu 25g, đại táo 50 quả.
Chế biến: Rửa sạch 3 nguyên liệu trên, cho tất cả vào nồi hầm giống cách nấu giống cháo thông thường, mỗi ngày ăn 1 lần.
Tác dụng: Bài thuốc lợi thuỷ hết sưng, thích hợp với người bị phù.
- Tim lợn hấp táo đỏ:
Nguyên liệu: Tim lợn 500g, đại táo 10 quả.
Chế biến: Bổ tim lợn ra nhồi đại táo vào trong quả tim, cho vào bát đổ 1 lít nước vào hấp đến khi nào chín là được.
Tác dụng: Ăn mỗi ngày vào buổi trưa có thể trị bệnh tim đập nhanh.
- Trứng gà hấp táo đỏ
Nguyên liệu: trứng gà con so 3 quả, táo đỏ 10 quả
Chế biến: Trứng gà luộc bóc vỏ rồi dùng tăm xiên các lỗ trên bề mặt, khéo léo để trứng không bị nát. Cho táo đỏ vào 300ml đun sôi thì hạ lửa nhỏ, cho trứng gà vào đun nhỏ lửa thêm 15 phút, bắc ra ăn.
Tác dụng: Bồi dưỡng sức khỏe
Ngoài ra có thể sử dụng táo đỏ để pha trà, sắc uống hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Địa chỉ: Số 7 khu Thủy Sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline tư vấn: 093.763.82.82 hoặc 0943. 986. 986