CÂY KIẾN CÒ - THẢO DƯỢC QUÝ ÍT AI BIẾT ĐẾN
Cây kiến cò hay còn được gọi cây bạch hạc, nam uy linh tiên là một loại cây thường mọc theo bụi, rễ chùm, mọc hoang hóa rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Tuy nhiên ít ai biết rằng, một loại cây mọc hoang lại có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như thế. Cây thường được sử dụng như một vị thuốc quý trong tự nhiên dùng để điều trị các bệnh lý về xương khớp, huyết áp cao, tiểu đường hay những bệnh lý ngoài da rất hiệu quả. Vậy, cây kiến cò được dùng làm thuốc như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Cây kiến cò là cây gì?
Cây kiến cò hay còn được gọi với cái tên cây bạch hạc, thuốc lá nhỏ hoặc nam uy linh liên có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus, thuộc họ nhà cây Ô rô (Acanthaceae). Là loại cây thường mọc thành bụi, có rễ chùm và có chiều cao từ 1 – 2m. Thân cây có 6 gốc tròn, thân non và lá có lông rất mịn. Lá mộc đối xứng, có cuống dài từ 2 – 5mm, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, thân lá có 5 – 6 cặp gân. Hoa nhỏ, chùm tụ tán nhỏ, lá hoa dài khoảng 2mm, đài cao 5mm, có vành trắng, lông trắng. Ống hoa dài 2cm, môi dưới dài khoảng 1,5cm, môi trên cao 1cm. Hoa Kiến cò thường mọc thành xim, có nhiều hoa ở đầu cành, nách lá hoặc ngọn thân. Hoa có 2 tiêu nhị, noãn sào có 4 hạt. Vì hoa có màu trắng và hình dạng như con hạc đang bay nên được gọi là bạch hạc. Quả nang dài có lông.
Phân bố: Cây Kiến cò mọc hoang ở nhiều tỉnh thành tại miền Bắc, Việt Nam. Ngoài ra, dược liệu còn phân bố nhiều ở Đông Châu Phi, Malaysia và Ấn Độ.
Bộ phận dùng: Lá thân và rễ cây Kiến cò. Tuy nhiên rễ dược liệu là bộ phân được dùng nhiều nhất, có thể dùng tươi hoặc dùng khô để làm thuốc. Rễ mới đào còn tươi khi bẻ đôi để lâu sẽ có màu đỏ, lớp vỏ ngoài rất dễ bong ra.
Thu hái và chế biến: Cây có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào tháng 8 khi dược liệu đang ra hoa và vào mùa đông. Sau thu hái về rửa sạch, phơi khô giã nhỏ hoặc dùng tươi. Có thể ngâm rượu hoặc ngâm giấm từ 7 – 10 ngày hoặc nấu thành cao để dùng.
Thành phần hóa học: Các nhà học đã nghiên cứu và chỉ ra trong lá và rễ của cây kiến cò có một hoạt chất chính là Anthranoid một loại hoạt chất đồng phần của acid frangulic và acid chrysophanic.
Cây kiến cò có những công dụng gì đối với sức khỏe?
Theo nhiều đề tài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng với tính chất chống oxy hóa, cây Kiến cò có khả năng điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ, chứng mất trí, bệnh Alzheimer… Đồng thời những hoạt chất trong dược liệu còn có khả năng bảo vệ tốt tế bào thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Hơn thế, cây Kiến cò còn chứa những dưỡng chất có khả năng kháng vi khuẩn, chống nấm, kháng virus, kháng viêm… Do đó rễ, thân và lá dược liệu thường được dùng để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ngoài da như chàm, Herpes, hắc lào, ghẻ ngứa ngoài da…
Ngoài ra, theo Đông y cây Kiến cò vị ngọt dịu, tính bình, qui vào kinh Can, Tỳ, Vị, có tác dụng khu phong thắng thấp, hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc chủ trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp do phong hàn thấp, đau thần kinh tọa do lạnh, sát khuẩn, chống viêm lở ngứa ngoài da.
Những bài thuốc từ cây kiến cò
Bài thuốc trị bệnh hắc lào, lang ben
Cây kiến cò có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Chính vì vậy, được sử dụng để chữa các chứng bệnh ngoài da như bệnh hắc lào, lang ben rất hiệu quả
Cách dùng: Lấy 100g lá và thân của cây của kiến cò hoặc 90g rễ mang đi giã nát rồi ngâm với 100ml cồn etytic khoảng 70 độ trong từ 1 đến 2 tuần. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ phần bã rồi dùng dịch hỗn hợp trên thoa đều lên vùng da bị bệnh từ 2 đến 3 lần trong mỗi ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều tri bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp
Cây kiến cò có tác dụng khắc phục độ nhạy của insulin giúp cơ thể của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hạn chế hấp thụ một lượng lớn tinh bột trong cơ thể. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu khoa học, một lượng nhỏ chiết xuất của cây kiến cò có thể làm giảm và ổn định huyết áp.
Cách dùng: Lấy khoảng 15-20g lá, thân, rễ cây kiến cò khô sắc với 3 chén nước lọc, khi nước cạn còn 1 chén thì ngưng, lấy uống trong ngày. Ngoài tác dụng trị tiểu đường và huyết áp cao, bài thuốc này còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do lạnh
Thành phần của cây kiến cò chứa nhiều hoạt chất Rhinacanthin, chất tương tự axit chrysophanic có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Chính vì vậy, cây kiến cò giúp giảm đau do viêm khớp hiệu quả.
Cách dùng: Chuẩn bị 16 g thân và lá kiến cò hoặc thay bằng 12 g rễ kiến cò, 16g hy thiêm, 16g thổ phục linh, 16 g ké đầu ngựa, 16 g kim ngân hoa, 8 g bạch chỉ, 8 g quế chi, 12 g ý dĩ, 12 g tỳ giải, 12 g cam thảo nam. Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch cho vào nồi cùng với 2 lít nước. Sắc và uống mỗi ngày 1 thang. Nên sử dụng từ 10 đến 20 thang để thấy bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc trị bệnh Parkinson và Alzeheimer
Cách dùng: Lấy 20g rễ cây kiến cò dạng khô cho vào nồi sắc chung với 3 chén nước. Sắc cạn đến khi còn 1 chén thì dừng. Kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư
Cách dùng: Lấy 20g lá và rễ của cây sắc với một lượng nước đủ dùng trong ngày. Sử dụng đều đặn sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Cây kiến cò không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Hãy tham khảo ý kiễn của thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282