CÂY LÁ DỨA VỚI NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CHO SỨC KHOẺ
Cây lá dứa hay còn gọi lá thơm, dứa nếp là một trong những nguyên liệu vô cùng quen thuộc đối với các chị em nội trợ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng cây lá dứa cũng là một vị dược liệu phổ biến trong Đông y với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời như giúp lợi tiểu, chữa thấp khớp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và đặc biệt là giúp giảm cân làm đẹp da… Vậy, cây lá dứa còn có những tác dụng như thế nào đối với sức khỏe, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Mô tả dược liệu
Cây lá dứa hay có tên gọi khác là cây dứa thơm, cây lá nếp, cây nếp thơm, cây cơm nếp có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Pandanaceae - là họ cây dứa dại, dùng làm gia vị trong ẩm thực, đặc biệt là trong chế biến món tráng miệng. Lá dứa này không phải là lá của cây dứa vẫn dùng để ăn quả dứa.
Cây lá dứa thuộc dạng cây thân thảo, sống ở miền nhiệt đới, thường mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, chia nhánh từ gốc cây. Cây lá dứa dài khoảng 40-60cm, rộng 3-4cm, thẳng và dẹt như lưỡi kiếm, không có lông, mép không gai, lá xếp hình máng xối, tụm lại ở gốc như nan quạt. Mặt dưới có lá có màu xanh đậm hơn, đôi khi được phủ một lớp lông ngắn mịn và cả hai mặt đều không có gai, đặc biệt lá dứa không có hoa và quả mà có mùi thơm của nếp hương.
Bộ phận sử dụng: Cả thân lá dứa được ứng dụng để làm dược liệu.
Phân bố: Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm thường mọc hoang ở nhiều khu vực như vườn, bờ ruộng, ven suối, bìa rừng,… Tại Đông Nam Á, Lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin.
Thu hái và bào chế: Lá dứa có thể thu hoạch vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi thu hái, nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, phát triển ở nơi sạch sẽ, không sâu bệnh. Lá dứa sử dụng dưới dạng tươi hay khô đều không ảnh hưởng đến mùi thơm hay chất lượng dược liệu. Khi thu hái về có thể cắt khúc phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong lá dứa có chứa một loại enzyme tạo thành hương thơm đặc trưng mà các loại khác không có. Và trong lá sứa còn chứa các thành phần quan trọng, như chất xơ, beta carotene, vitamin A, nước, Glycosides, Alkaloid, 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin, 3-Metyl-2 (5H) – Furanon.
Theo Đông Y lá dứa có mùi thơm, vị hơi nhạt, tính ôn, không độc, quy kinh thận, can, tỳ,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, an thần thường được dùng trong nhiều bài thuốc chủ trị các chứng như ho, sốt cao, cảm mạo phong hàn, phong thấp, tứ chi đau nhức, cân bằng đường huyết, bổ phế,…
Những tác dụng tuyệt vời của lá dứa đối với sức khỏe
Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp và thấp khớp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá dứa có chứa alkaloid và glycoside có tác dụng nổi bật trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Do đó, lá dứa mang lại hiệu quả trong việc xoa bóp những vùng bị sưng khớp, đau khớp, đặc biệt là khi được kết hợp với dầu dừa.
Cách dùng: Đầu tiên, bạn đun nóng nửa chén dầu dừa với lửa nhỏ. Lúc dầu nóng thì bạn có thể bắc chảo ra và cho 3 miếng lá dứa đã được rửa sạch, cắt nhỏ vào. Rồi sau đó khuấy đều và để nguội rồi thoa vào vùng bị đau.
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Trong lá dứa có chứa 3 alkaloid piperidin (pandamarilactone-1, pandamarilactone-32, pandamarilactone-31) đã được phân lập, có tác dụng như 1 loại thuốc hạ đường huyết. Chính vì vậy lá dứa giúp ổn định trị số đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tốt hơn.
Cách dùng: Dùng 1 – 3 lá thơm tươi hoặc khô đem rửa sạch, thái nhuyễn. Bỏ dược liệu vào ấm trà, đổ thêm nước sôi rồi ủ trà trong khoảng 15 phút là có thể dùng được. Hoặc có thể nấu cùng với nước, để sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng ấm. Nên sử dụng hàng ngày để mang đến hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Thanh nhiệt cơ thể, giúp lợi tiểu
Lá dứa tính mát, có tác dụng giúp giải nhiệt, giải độc cơ thể, giúp lợi tiểu, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Cách dùng: Lấy 3 – 4 lá dứa chia làm hai phần. Phần thứ nhất mang xay hoặc giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Phần hai bỏ đun cùng với khoảng 300ml nước. Đun phần lá đến khi sôi thì thêm một ít đường phèn vừa đủ, khuấy đều. Sau đó để nguội bớt rồi đổ nước cốt lá dứa đã chuẩn bị vào rồi đun đến khi sôi thì tắt bếp. Cuối cùng đổ ra cốc và thưởng thức khi còn ấm, mỗi ngày nên thực hiện 1 lần.
Giảm căng thẳng, lo âu
Hàm lượng tanin có trong lá dứa có thể làm dịu căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Vì vậy, những người hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ có thể sử dụng lá dứa hàng ngày giúp giải tỏa căng thẳng, tăng khả năng tập trung, tinh thần minh mẫn hơn.
Cách dùng: Lấy 3 – 4 lá dứa rửa sạch, cắt thành những khúc nhỏ. Sắc kỹ cùng với 3 bát nước đến khi cô cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu thì chắt lấy nước uống. Sử dụng mỗi ngày mỗi lần và vào buổi trưa sẽ giúp giảm căng thẳng, lo âu, stress.
Ngoài những công dụng chữa bệnh trên, lá dứa còn giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm viêm nướu răng, hôi miệng, giải cảm hạ sốt, trị gàu, hay đơn giản giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy nên, hãy sử dụng lá dứa trong những ngày hè nắng nóng này ngay nhé!
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282