Cúc sữa – vị thuốc tuyệt vời từ thiên nhiên

Cây cúc sữa hay còn gọi rau cúc sữa, rau diếp đắng… là một loại rau quen thuộc ở các tỉnh miền Bắc nước ta như ở Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng hay ở vùng Đà Lạt Lâm Đồng… Cây cúc sữa không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn mà chúng còn được sử dụng như một vị thuốc nam có tác dụng chữa bệnh ngoài da, viêm tuyến vú và xơ gan. Vậy cây cúc sữa được dùng làm thuốc như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!

CÚC SỮA - VỊ THUỐC TUYỆT VỜI TỪ THIÊN NHIÊN

Cây cúc sữa hay còn gọi rau cúc sữa, rau diếp đắng… là một loại rau quen thuộc ở các tỉnh miền Bắc nước ta như ở Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng hay ở vùng Đà Lạt Lâm Đồng… Cây cúc sữa không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn mà chúng còn được sử dụng như một vị thuốc nam có tác dụng chữa bệnh ngoài da, viêm tuyến vú và xơ gan. Vậy cây cúc sữa được dùng làm thuốc như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!

Mô tả dược liệu

Cây cúc sữa hay còn gọi Rau cúc sữa, Nhũ cúc rau, Rau diếp đắng có tên khoa học là Sonchus oleraceus L, thuộc họ Cúc – Asteraceae. Là cây thân thảo mọc quanh năm, bên trong thân rỗng, thẳng và nhẵn. Chiều cao trung bình khoảng 30 – 100cm, nếu ở điều kiện thích hợp thì có thể cao hơn. Phần lá mọc so le, xẻ thành các tua với thuỳ có răng, thuỳ cuối cùng có dạng tam giác, tai rộng và tận cùng thành nhiều mũi. Cụm hoa đầu có màu vàng, nhìn gần giống hình trứng, tạo thành các ngù hoặc thành tán. Phần lá bắc xếp thành nhiều lớp, nhiều dãy, lợp lên nhau, tạo ra hình tam giác hoặc gần giống hình dải. Quả bế hẹp, bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông mào mềm, tạo thành nhiều dãy.

Cây cúc sữa thường sinh trưởng và phát triển ở các vùng khí hậu lạnh ở nước ta như ở Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng hay ở các vùng đất hoang của Đà Lạt Lâm Đồng.

Bộ phận dùng làm thuốc: Dùng toàn cây làm thuốc thường là lá thân và lá

Thu hái và chế biến:  Thu hái thân và lá cây quanh năm, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản dùng dần.

Thành phần hoá học: Lá và ngọn non có 2,4%, hydratcarbon, 1,2% protein, 0,8% chất béo và 1,2% tro, có nhiều vitamin C. Dịch sữa của cây chứa 0,41% chất cao su.

Tác dụng dược lý của cây cúc sữa

Tác dụng hạ sốt, chống viêm: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết quả nghiên cứu in vivo cho thấy chiết xuất hydroethanolic từ rau này có tác dụng chống viêm và hạ sốt rõ rệt.

Tác dụng chống oxy hóa: Theo tạp chí Phytotherapy Research, chiết xuất từ lá cây rau có tác dụng chống oxy hóa đáng kể tương đương với chiết xuất từ quả việt quất.

Tác dụng chống lo âu: Theo kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ cành lá rau cúc sữa có tác dụng tương tự như thuốc chống lo âu.

Tác dụng bảo vệ gan, thận: Theo các nghiên cứu khoa học, chiết xuất từ cúc sữa lành tính và không gây độc đối với gan, thận, không những thế còn giúp bảo vệ gan, thận.

Vị thuốc Cúc sữa

Theo Đông y, rau cúc sữa có vị đắng, tính hàn và hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết khi dùng ở liều phù hợp. Cúc sữa được dùng để chữa trị các chứng bệnh xuất huyết tử cung, chảy máu cam, kiết lỵ, viêm ruột, viêm xơ tuyến vú và xơ gan đau vùng gan. Ngoài ra, khi dùng ngoài cây cúc sữa có tác dụng trị chứng đinh nhọt, viêm da, viêm tai giữa…

Dịch sữa của cây khi khô thành 1 chất gôm màu trắng với liều 15-25%, nó sẽ tạo thành một loại thuốc xổ có hiệu lực, một loại thuốc tẩy tác dụng lên ruột, lên sự bài tiết mật và tạo ra những khối phân lỏng nhiều làm cho nó trở thành có ích trong việc trị liệu phù thũng, cổ trướng, tràn dịch màng phổi.

Liều dùng và cách dùng: Ngày dùng 15 – 30 g sắc uống trong ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc sữa

Bài thuốc dùng ngoài da chữa đinh nhọt, viêm da, viêm tai giữa

Cách dùng: Lấy 30g cây cúc sữa tươi rửa sạch giã nát đắp lên vùng đinh nhọt viêm da chưa vỡ ổ mủ hoặc chích dịch lá tươi để dùng như thuốc nhỏ tai.

Lưu ý: Khi sử dụng phải rửa sạch dụng cụ và vùng da bị viêm chưa vỡ mủ

Bài thuốc chữa viêm tuyến vú

Cách dùng: Dùng 30g thân và lá cây cúc sữa tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm 100ml nước sôi và chút rượu trắng vào đun sôi lại. Dùng mỗi ngày 2 lần sáng và tối. Để mau khỏi, nên kết hợp giã nát cây cúc sữa tươi đắp vào vùng viêm tuyến vú.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan

Cách dùng: Riêng với bệnh xơ gan, nếu không sắc uống, bạn có thể làm thành món ăn gồm 30 g rau cúc sữa tươi và 30 g rau chua me tươi, rửa sạch cắt nhỏ rồi xào với thịt lợn thêm gia vị vừa ăn và ăn như các món ăn thông thường khác.

BS Thu Thủy

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 - 0937638282

 

 

 


Điện thoại liên hệ:0943.986.986