CÂY LÁ HEN - KHẮC TINH CỦA BỆNH HEN SUYỄN
Cây lá Hen (Bồng bồng) chỉ cần nghe tên gọi của cây là ta đã có thể thấy được một phần tác dụng của nó. Đúng vậy, từ lâu cây lá hen đã được sử dụng như vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc dân gian ở nước ta giúp trị ho, khạc đờm, hen suyễn. Không chỉ vậy, hiện nay các nhà nghiên cứu đã chứng minh được những tác dụng sinh học rất quý của loài cây này, mở ra hướng ứng dụng mới, đặc biệt là trong điều trị các bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD. Vậy cây lá hen được sử dụng như thế nào để điều trị bệnh hen suyễn, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về cây lá Hen
Cây lá Hen hay còn gọi là "Nam tì bà", "Bàng biển", "Bồng bồng", "Cốc may”, có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.) Dryand ex Ait. f., thuộc họ Thiên lý - Ascleppiadaceae. Cây cao 2-3m, phân nhiều cành. Lá hai mặt đều có mầu lục xám, mặt dưới có lông trắng như phấn. Toàn cây có nhựa mủ. Mùa hoa quả vào tháng 5-8. Ở nước ta cây mọc nhiều nơi từ Bắc tới Nam. Thường mọc trên đất có cát ở các tỉnh ven biển, nhưng cũng gặp ở đồng bằng và cả ở vùng trung du. Cây thường được trồng bằng những đoạn cành.
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá hoa và vỏ thân, vỏ rễ của cây lá hen
Cách thu hái và chế biến: Cây lá hen được thu hái quanh năm, do bên dưới lá có lông và phấn nên trước khi dùng phải lau sạch lông, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao héo làm thuốc
Thành phần dược tính trong cây lá hen
Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh trong cây lá hen có chứa nhiều hoạt chất chính là α-và β-amyrin, colotropin, taraxasterol có tác dụng kháng viêm, kháng histamin và chống oxy hóa, ngừa nhiễm khuẩn giúp hỗ trợ điều trị chứng ho hen suyễn hiệu quả
Theo Đông y, cây lá hen có vị hơi đắng, hơi chát, hơi tanh, tính mát quy kinh tâm, phế có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giảm ho, kháng viêm
Vì sao cây lá Hen là khắc tinh của bệnh hen suyễn?
Cây lá Hen có các tác dụng sau:
Tác dụng chống viêm
Khả năng chống viêm của lá hen sánh ngang với Dexamethasone – một loại thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh. Hoạt chất α-và β-amyrin trong Lá Hen giúp giảm tổng hợp Leukotriene – chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây co thắt và tăng tính phản ứng phế quản. Từ đó, mang lại hiệu quả chống viêm, mở rộng đường thở, cải thiện triệu chứng khó thở và làm giảm sự tiến triển của bệnh hen suyễn.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ công bố trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science năm 2011 chỉ ra rằng Lá Hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho,…
Tác dụng chống oxy hóa
Qua nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây lá Hen cho thấy lá Hen có khả năng chống oxy, dọn dẹp các gốc tự do, giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa. Stress oxy hóa là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa. Từ đó không chỉ khiến phổi bị tổn thương mà còn kích hoạt cơ chế gây viêm và tham gia vào quá trình bệnh sinh phức tạp của bệnh hen suyễn.
Tác dụng kháng histamin
Năm 2011 nhà khoa học Rahul Mayee cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành công dịch chiết cao của lá hen với bệnh hen suyễn, và kết luận cho thấy dịch chiết xuất từ lá hen có tác dụng chống co thắt phế quản gây ra bởi Histamin.
Ngoài ra, trong các nghiên cứu ở động vật, đã phát hiện ra cây lá Hen còn có một số chất hóa học có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, chống loét dạ dày do rượu và các loại thuốc như aspirin, indomethacin (Indocin),…
Chính nhờ những tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giãn phế quản, lá hen được coi là dược liệu “khắc tinh số 1” của bệnh hen suyễn.
Cách dùng, liều dùng của cây lá Hen để mang lại tác dụng cao
Liều dùng: 8 lá đến 10 lá/ngày.
Cách dùng: Đun lá với 1,5 lít nước sạch. Đun cạn còn khoảng 1 lít chia 3-4 lần uống trong ngày.
Hiệu quả: Thuốc có công dụng sau từ 2 đến 3 ngày sử dụng cách trên. Thậm chí đã ghi nhận có những trường hợp bệnh nhân có hiệu quả chỉ 10 phút sau khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng
Cây lá Hen có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi cũng không dùng thuốc được bào chế từ loại cây này.
Do lá hen có vị đắng, hơi tanh, hơi chát nên khó uống, tuy nhiên nếu sử dụng lá hen quá liều có thể gây ngộ độc ảnh hưởng tới tim mạch gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282