KỲ LẠ NHỮNG CHIẾC VỎ LÀM THUỐC
Thuốc nam rất đa dạng và phong phú, có thể có nguồn gốc từ thảo dược, thú rừng hay khoáng sản. Mỗi vị thuốc đều có tác dụng riêng, sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Trong các vị thuốc có 1 số vị thuốc sử dụng những vỏ quả, vỏ rễ cây mà thông thường chỉ vứt đi như vỏ quýt, vỏ cau, vỏ rễ cây dâu… Cùng tìm hiểu những chiếc vỏ làm thuốc.
1. Vỏ cau làm thuốc (Đại phúc bì)
- Bộ phận dùng: vỏ ngoài và vỏ giữa của quả cau chín phơi khô
- Tính vị: vị cay tính ấm quy kinh Tỳ Vị
- Tác dụng: hành khí lợi niệu
- Ứng dụng lâm sàng: dong y chữa khí trệ, kích thích tiêu hóa, các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng. Lợi niệu chữa phù thũng. Cầm ỉa chảy
- Liều lượng: 6-12g/ngày
2. Vỏ quýt chín (Trần bì)
- Bộ phận dùng: vỏ quả quýt chín phơi sấy khô
- Tính vị: vị cay đắng, tính ôn, quy kinh Tỳ Phế
- Tác dụng: kiện tỳ ký khí hóa đờm tiêu tích, chỉ khái
- Ứng dụng lâm sàng: Dùng cho các trường hợp đầy tức bụng ngực, nôn nấc, ăn kém chậm tiêu, viêm khí phế quản, ho đờm nhiều. Ngoài chứa nhiều tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì vỏ quýt còn là một vị thuốc trị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa rất hữu hiệu.
- Liều lượng: 6-12g/ngày
3. Vỏ quýt xanh (Thanh bì)
- Bộ phận dùng: vỏ quýt còn xanh phơi sấy khô
- Tính vị: vị cay ngọt, tính ấm quy kinh Phế, tỳ
- Tác dụng: Phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch
- Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong các trường hợp can khí uất kết mà ngực sườn trướng tức, khí nghịch ăn uống khó vào, sườn ngực trướng mạn, hay cáu gắt, khí trệ vị thống... dùng thanh bì phá khí kết, thư can uất thường phối hợp với chỉ xác, cành tía tô, hương phụ, tân lang, hậu phác, trần bì.
- Liều lượng: 6-12g/ngày
4. Vỏ rễ cây dâu (Tang bạch bì)
- Bộ phận dùng: vỏ rễ phơi hoặc sấy khô của cây dâu tằm
- Tính vị: vị ngọt tính hàn, quy kinh Phế
- Tác dụng: tả phế bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù
- Ứng dụng lâm sàng: Trị chứng ho suyễn do phế nhiệt, mặt mắt sưng phù, giảm ho, lợi niệu
- Liều lượng: 6-12g/ngày
5. Vỏ củ gừng (Sinh khương bì)
- Bộ phận dùng: vỏ củ gừng tươi lấy phơi hoặc sấy khô
- Tính vị: vị cay tính ấm quy kinh Phế, Tỳ
- Tác dụng: Kiện tỳ hòa vị, lợi niệu tiêu phù
- Ứng dụng lâm sàng: thường kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị chứng tay chân phù thũng, trị ho, kích thích tiêu hóa
- Liều lượng: 3-10g/ngày.
Ngoài ra còn có nhiều vị thuốc từ vỏ thân cây, vỏ quả, vỏ rễ…như hậu phác, ngũ gia bì, đỗ trọng đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, số nhà 7, khu tập thể thủy sản (số 60 Lê Văn Thiêm rẽ vào), Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995
Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)