MỘT SỐ THẢO DƯỢC ĐÔNG Y CÓ TÍNH ĐỘC CẦN THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG
Thảo dược đất nước ta rất phong phú và đa dạng, có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nên được nhiều người dân ưa chuộng. Nhưng rất nhiều người có quan điểm thảo dược rất an toàn, thích dùng lúc nào cũng được mà không biết rằng thảo dược cũng có tính độc. Cùng tìm hiểu một số thảo dược có tính độc cần thận trọng khi sử dụng.
1. Mã tiền
- Bộ phận dùng: Hạt quả đã chín già phơi khô của cây mã tiền
- TÍnh vị: Theo đông y mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc, quy kinh can, tỳ
- Tác dụng: Thông lạc chỉ thống, tiêu thũng tán kết
- Ứng dụng lâm sàng: Mã tiền dùng trong điều trị các bệnh như phong thấp, ung thư, sang chấn sưng đau, các bệnh sưng nề cơ xương khớp, co rút tê dài
- Liều dùng: 0.1- 0.8g
- Cách để giảm độc của mã tiền:
Bào chế cẩn thận: Lấy hạt của quả mã tiền chín già đem ngâm nước vo gạo đến khi mềm. Sau đó vớt ra cạo bỏ vỏ ngoài lấy nhân bên trong. Sau đó thái mỏng thành từng lát, sấy khô tẩm dầu vừng một đêm đến khi có màu vàng đậm là được. Sau đó cho vào lọ thủy tinh đậy kín
Dùng đúng cách và thận trọng, nên sử dụng từ liều thấp nhất để xem đáp ứng của bệnh nhân với thuốc.
2. Phụ tử
- Bộ phận dùng: củ nhỏ, củ nhánh của cây ô đầu
- Tính vị: vị cay đắng, có độc, tính đại nhiệt, quy kinh Thận
- Tác dụng: bổ thận mệnh môn hỏa, hồi dương, thoái phong hàn thấp
- Ứng dụng lâm sàng: Dùng điều trị các chứng trúng hàn trúng phong, khí quyết đàm quyết, trị ho do phong hàn, nôn mửa do vị hàn, trị tắc nghẽn tiêu hóa…
- Liều dùng: 2-8g
- Cách để giảm độc của phụ tử
Phụ tử muối: lấy các củ nhỏ, củ nhánh của cây ô đầu rửa sạch rồi xếp vào khay, cứ 1 lớp củ đậu lại 1 lớp muối cho đến khi hết. Nén đậy kín trong vòng 6 tháng
Hắc phụ tử, phụ tử chế: Lấy phụ tử muối cắt bỏ đầu đuôi, cạo vỏ, thái mỏng rồi tẩm nước đậu đen, sau đó đem phơi khô rồi tẩm lại 3 lần nước đậu đen. Cuối cùng đem đồ/ hấp cách thủy trong 1 giờ rồi phơi sấy khô thành hắc phụ tử.
3. Ô đầu
- Bộ phận dùng: dùng củ mẹ của cây ô đầu
- Cách để giảm độc của ô đầu
Lấy ô đầu ở cây chưa ra hoa đem rửa sạch, sau đó đem về thái mỏng ngâm rượu rồi dùng để xoa bóp
Thảo dược này không được dùng để uống.
4. Hoàng nàn
- Bộ phận dùng: Vỏ thân cây hoàng nàn
- Tính vị: Hoàn nàn có vị đắng, có độc. Có công dụng điều trị các chứng đau cơ xương khớp, đau thần kinh ngoại biên, liệt mêm, nhược cơ
- Cách để giảm độc của Hoàng nàn
Lấy vỏ thân, vỏ cành của cây hoàng nàn ngâm nước trong khoảng 24h, sau đó cạo hết vỏ màu vàng bên ngoài, ngâm tiếp trong nước vo gạo 3 ngày, cứ mỗi ngày thay 1 lần. Cuối cùng vớt ra thái mỏng rồi đem phơi khô
5. Ba đậu
- Bộ phận dùng: Dùng hạt ba đậu
- Tính vị, tác dụng
Ba đậu vị cay, tính nóng, có độc
Tác dụng trục thủy khứ đàm, tả hàn tích
- Cách giảm độc tính của ba đậu
Ba đậu đập dập bóc bỏ vỏ cứng, sau đó lấy nhân đem sao vàng. Sau đó ép tách hết dầu ở bên trong đến khi còn bã, đem sấy khô tán thành bột.
Ngoài các vị thuốc trên còn có Ma hoàng, Cà độc dược cũng có tính độc cần phải thận trọng khi sử dụng. Nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây nguy hiểm tính mạng.