MỘT SỐ THUỐC GIÚP PHÁT TÁN PHONG THẤP THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Mùa đông các bệnh cơ xương khớp thường tái phát gây đau nhức, mỏi mệt, hạn chế vận động khiến không ít người gặp khó khăn. Đặc biệt những người già tuổi cao bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh thì thường xuyên bị hoành hành khi thời tiết lạnh. Để điều trị những bệnh này cần phối hợp các vị thuốc với nhau, nhưng quan trọng nhất là các vị thuốc phát tán phong thấp, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của cơ xương khớp.
1. Hy thiêm thảo
Bộ phận dùng: toàn thân cây hy thiêm Siegesbeckia orientalis, thuộc họ Cúc Asteraceae. Thu hoạch tốt nhất là lúc cây ra hoa.
Tính vị: vị đắng; tính lạnh; quy kinh Can, Thận
Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ phong thấp, giải độc
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa viêm khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng nóng đỏ đau
- Chữa các chứng đau dây thần kinh: thần kinh tọa, thần kinh cánh tay, liệt dây VII
- Chữa mụn nhọt, dị ứng. Thường phối hợp quả ké đầu ngựa, phòng phong, đương quy.
2. Tang ký sinh
Bộ phận dùng: Dùng toàn thân cây tầm gửi của cây dâu tằm Loranthus parasiticus (L.) Merr., thuộc họ Tầm gửi
Tính vị: vị đắng; tính bình; quy kinh Can, Thận
Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa đau khớp xương, đau dây thần kinh ngoại biên, đau lưng người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng
- Có thai ra máu, phòng sẩy thai hay đẻ non do tác dụng an thai.
3. Thiên niên kiện
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ của cây thiên niên kiện, dân gian còn gọi là củ ráy, sơn thục có tên khoa học Homalomena aromatica, thuộc họ Ráy (Araceae)
Tính vị: vị đắng, cay, hơi ngọt, tính nóng quy kinh can, Thận
Tác dụng: trừ phong thấp, bổ thận.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa đau khớp và đau dây thần kinh
- Làm mạnh khỏe gân xương, nhất là trẻ em chậm biết đi
- Dùng khói Thiên niên kiện và Thương truật xông chữa chàm dị ứng, viêm da thần kinh.
4. Thổ phục linh
Bộ phận dùng: sử dụng thân rễ phơi sấy khô của cây thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), còn có tên là cây khúc khắc, thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae)
Tính vị: vị ngọt; tính bình; quy kinh Can, Vị, Thận
Tác dụng: trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa viêm khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng nóng đỏ đau
- Chữa mụn nhọt, tiêu chảy nhiễm khuẩn
5. Dây đau xương
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây tươi hoặc phơi sấy khô của các loại dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.), thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)
Tính vị: vị đắng
Tác dụng: trừ phong thấp
Ứng dụng lâm sàng: chữa phong thấp và đau nhức xương khớp
6. Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử)
Bộ phận dùng: Sử dụng quả của cây ké đầu ngựa, có nơi gọi là cây Thương nhĩ (Xanthium strumarium L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm; vào kinh Phế
Tác dụng: Phát tán phong hàn, phát tán phong thấp, thông khiếu, lợi niệu, giải độc và giải dị ứng.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa đau khớp và đau dây thần kinh, hay phối hợp với uy linh tiên, Xuyên khung
- Giải biểu tán hàn chữa các chứng cảm mạo do lạnh
- Giải dị ứng: chữa ban chẩn, viêm mũi dị ứng do lạnh
- Chữa mụn nhọt
7. Ngũ gia bì
Bộ phận dùng: Dùng vỏ cây ngũ gia bì (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Tính vị: vị cay; tính ấm; quy kinh can, Thận
Tác dụng: trừ phong thấp, làm mạnh khỏe gân xương
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa đau khớp và đau dây thần kinh, đau các cơ do lạnh
- Chữa phù do thiếu vitamin B1
- Chữa các chứng chậm biết đi, người già gân cốt mềm yếu, lưng đau
- Lợi niệu
Ngoài ra còn một số vị thuốc phát tán phong thấp khác hay được sử dụng, nhưng vẫn cần nhập khẩu từ nước ngoài như phòng phong, mộc qua, thương truật, Độc hoạt, Khương hoạt…
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về sức khỏe và quy trình khám chữa bệnh, quý vị vui lòng liên hệ Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943 406 995 hoặc 0937 63 8282