MÙI TÂY CHỮA BỆNH TIẾT NIỆU VÀ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Mùi tây (Petroselinum crispum (Mill.) Fuss) là một trong những loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nó là một thành phần thiết yếu trong nhiều món ăn Trung Đông, châu Âu và Mỹ. Đây là loại rau gia vị có tác dụng tốt cho sức khỏe, là vị thuốc tự nhiên, dễ tìm kiếm và dễ sử dụng.
1. Mùi tây được sử dụng làm thuốc từ lâu đời
Mùi tây cũng đã trở thành vật trang trí phổ biến trên đĩa ăn, tuy nhiên, nó thường bị bỏ qua và không được ăn đến. Người Hy Lạp, La Mã cổ đại tôn trọng mùi tây nhiều hơn, bởi loại thảo mộc này gắn liền với văn hóa, tâm linh.
Vào thời Trung Cổ, rau mùi tây không chỉ là một thành phần trong nước sốt và salad mà đã trở thành một loại dược thảo chữa bệnh. Rau mùi tây là một loại cây thiết yếu trong vườn thảo dược. Nó được sử dụng rộng rãi để chữa trị các bệnh như: viêm đường tiết niệu, sỏi thận, bệnh gút, viên gan vàng da và viêm nhiễm khác. Ngoài ra, rau mùi tây còn được dùng cho các vấn đề kinh nguyệt, lợi sữa cho bà mẹ đang cho con bú. Việc đắp của lá rau mùi tây giã nát là biện pháp khắc phục tình trạng bong gân, bầm tím, sưng và côn trùng cắn. Hạt giống rau mùi tây hãm với trong nước nóng là món trà cho bệnh nhân bị chứng khó tiêu, trướng hơi và đầy bụng. Nhai lá mùi tây sẽ giúp giảm hôi miệng, tạo hơi thở thơm tho hơn.
2. Mùi tây chữa các bệnh đường tiết niệu
Tất cả các phần của cây mùi tây: lá, thân, rễ và chứa hạt đều có tác dụng lợi tiểu, có thể làm tăng lưu lượng máu đến thận và giảm viêm đường tiết niệu.
Tác dụng lợi tiểu của mùi tây làm thuận lợi sự chuyển động của sỏi thận.
Tác dụng lợi tiểu, tăng cường tuần hoàn đến thận và chống viêm của mùi tây cũng góp phần vào khả năng chống viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Mùi tây giúp tiêu diệt tế bào ung thư
Apigenin là một loại flavonoid hợp chất có trong rau mùi tây, húng quế, bạc hà, cần tây… Nó đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng gây độc tế bào ung thư, chống viêm. Chế phẩm từ Apigenin được nhiều hãng dược chỉ định cho các trường hợp phòng và chống ung thư.
Nghiên cứu cho thấy Apigenin có hiệu quả trong việc chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tụy… trên in vitro và một số mô hình thực nghiệm. Không chỉ vậy, hợp chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, giải độc tố cơ thể.
4. Cách dùng mùi tây
Rau mùi tây có tác dụng tốt nhất khi ăn sống. Mùi tây thường là rau ăn ghém trong các món cuốn, món gỏi cùng với một số loại rau khác như: Húng quế, tía tô, kinh giới, rau diếp, rau mầm cải, chuối xanh, cà rốt, dưa leo, dứa…
Ngoài ra, mùi tây còn là thành phần của nhiều loại sinh tố rau củ quả. Dạng chế biến này thích hợp với những người khó khăn trong việc nhai, nuốt như: Ung thư vòm họng, ung thư thực quản, đau răng…
Mùi tây còn làm tăng hương vị cho các món sốt, súp, canh, xào… Tốt nhất nên cho vào sau cùng để giữ được mùi thơm và tác dụng của nó.
Lưu ý: Mùi tây có thể làm kinh nguyệt ra nhiều hơn và là tăng co bóp tử cung nên không thích hợp cho phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai.
Mỗi người chúng ta cần tập thói quen ăn sống các loại rau thơm, điển hình là mùi tây mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cây thuốc vị thuốc cũng như các vấn đề bệnh lý, vui lòng liên hệ, nhà thuốc dong y Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943.986.986 hoặc 0943.406.995