NHỮNG VỊ THUỐC TÊN KHỔ NHƯNG KHIẾN NHIỀU NGƯỜI SƯỚNG
Thuốc nam ở nước ta vô cùng phong phú và đa dạng, không ít loài thảo dược có cái tên đặc biệt như đơn tướng quân, rau đắng biển, đơn răng cưa, ô đầu, gối hạc… Đặc biệt có một số vị thuốc có vị đắng được đặt tên khổ qua, khổ sâm, khổ luyện tử. Ít ai biết rằng những vị thuốc này lại có những tác dụng tuyệt vời. Cùng nhà thuốc dong y Thọ Xuân Đường tìm hiểu những vị thuốc tên khổ nhưng khiến nhiều người sướng
1. Khổ qua
- Danh pháp khoa học: Momordica charantia L
- Tên thường gọi: mướp đắng, cẩm lệ chi
- Bộ phận dùng: Quả của cây mướp đắng
- Mô tả dược liệu: Cây có dạng thân leo bằng tua cuốn, thân có cạnh, dây có thể bò hoặc leo rất dài tới 5-6m. Lá mọc so le nhau hình trứng, phiến lá chia làm nhiều thùy, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả nhỏ có màu xanh đậm, càng lớn càng nhạt màu hơn lúc chín ngả sang màu vàng. Cây mướp đắng phát triển quanh năm.
- Tính vị: theo đông y mướp đắng có vị đắng tính hàn, quy kinh Tâm, Phế, vị.
- Tác dụng: thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các bệnh mụn nhọt, sốt cao, trị mụn trứng cá, chữa rôm sẩy, hạ mỡ máu, hạ áp
2. Khổ sâm
- Danh pháp khoa học: Sophora flavescens Ait.
- Bộ phận dùng: là và cành nhỏ khi cây đang có hoa
- Mô tả dược liệu:
Khổ sâm chỉ cao từ 1 – 1,2m thuộc loại cây bụi. Lá đơn, mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả, gồm 3 – 6 lá. Lá khổ sâm có hình mũi mác, dài 5 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm, mép nguyên. Mặt dưới là màu trắng bạc óng ánh, trong như lá nhót đó là các long hình khiên. Mặt trên thường xanh nhạt cũng có ít long hình khiên như mặt dưới lá.
Khi lá khô thấy rõ màu trắng bạc phía duwois lá, mặt trên màu nâu sẫm giúp phân biệt dễ dàng với các vị thuốc khác. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.
- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn
- Tác dụng: thanh nhiệt, táo thấp, sát khuẩn, lợi niệu
- Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các chứng nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới, thấp chẩn, mụn nhọt, lở ngứa, điều trị rối loạn nhịp tim…
3. Khổ luyện tử
- Danh pháp khoa học: Fructus Brucae Javamiceae
- Tên thường gọi: cây sầu đâu cứt chuột
- Bộ phận dùng: quả chín phơi sấy khô của cây sầu đâu rừng
- Mô tả:
Cây mọc hoang ở các núi rừng miền bắc nước ta và 1 số rừng núi thuộc vùng Tây Nguyên. Cây dạng thân gỗ nhỏ, cao khoảng 1.6-2.5m nhìn rất giống cây xoan rừng
- Tính vị quy kinh: vị đắng tính hàn, quy kinh Can, Đại trường
- Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, thông tiện
- Ứng dụng lâm sàng: trị lỵ amip, mụn cóc, hỗ trợ điều trị ung thư
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282