TRỊ KIẾT TẢ, GIUN SÁN BẰNG CỎ ĐUÔI CHỒN
Cỏ đuôi chồn có nhiều tên gọi khác nhau như đuôi chồn chân thỏ, thỏ vĩ thảo,… Là loài cây thân thảo cứng mọc ở nhiều nước trên thế giới. Vị thuốc từ lá và thân, rễ của cây này được dùng để chữa các bệnh viêm đường tiêu hóa, kiết tả, trị giun,… Cùng tìm hiểu loài cây độc đáo này nhé!
1. Mô tả
- Tên gọi: Cỏ đuôi chồn, thỏ vĩ thảo, đuôi chồn chân thỏ, thổ vũ thủy tinh.
- Tên khoa học: Uraria lagopoides (L.) Decne ex DC. Họ: Đậu (Fabaceae).
- Đặc điểm: Cây thảo cứng, cao 20 - cm, phân cảnh từ gốc. Thân và cành mềm, hình trụ, khi non màu lục và có lông nhung, sau nhẫn và màu đỏ nhạt. Lá kép mọc so le, 1 - 3 lá chét, cuống chung dài 1,5 - 3 cm, có lông mềm; lá chét hình trái xoan hay bầu dục, dài 2,5 - 5 cm, rộng 1,5 - 3 cm, gốc tròn hoặc gần hình tim, đầu tù hoặc hơi khuyết hai mặt màu lục nhạt và có lông nhất là ở mặt dưới; lá kèm hình tam giác nhọn, dài 4 - 5 mm. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm trụ hoặc hình trứng, dài 3 - 5 cm; lá bắc hình mác nhọn, dài làm cho chim hoa có nhiều lông như tóc: hoa có rất nhiều lông, mọc cong xuống : dài hình chuông, rất nhiều lông, răng không đều: tràng có cánh cờ hình bầu dục, cảnh bên không cuống cánh thì có móng dài: nhị 1 bó: bầu 2 ô. Quả đậu, nhẵn, chứa hai hạt có vân mạng. Mùa hoa: tháng 4 - 10.
2. Bộ phận dùng
Thân cây. Rễ, lá
3. Thành phần hoá học
Cao chiết nước lá có hoạt tính chống sự làm tổ [Ram Rastogi et Melrotra Compendium of Indian Medicinal Plants, 1, 1997: 425..
4. Tác dụng dược lý
• Nghiên cứu một số tác dụng sinh học
Trong chương trình nghiên cứu thuốc Dashamularishta là một chế phẩm Ayurvedic rất nổi tiếng trong y học cổ truyền Ấn Độ, các tác giả đã nghiên cứu một số tác dụng sinh học của từng thành phần trong bài thuốc này, trong đó có vị thuốc có đuôi chồn.
a) Thuốc nghiên cứu: Toàn cây có đuôi chồn rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô, tán thành bột thô, chiết bằng cách sắc với nước. Lọc, dịch lọc được có áp suất giảm đến chất lượng cao khô.
b) Phương pháp: Thử trên 4 tác dụng sinh học: 1) Thử nghiệm tỷ lệ của tôm biển Brine Shrimp Lethality Assay BSLA), thực chất là thử trên ấu trùng tôm biển. Trứng của tôm biển Artemia salina có được bằng cách mua tôm có trứng trưởng thành. Thu lấy trứng tôm rồi cho vào môi trường nước biển nhân tạo. Trong vòng 48 giờ , trứng sẽ nở thành ấu trùng. Thử trước trên ấu trùng tôm này; 2) Thử trên sự phát triển rễ của hạt lúa mì (Wheat rootlet growth : WRG); 3)Thử trên sự nảy mầm của hạt rau diếp (Lettuce seed germination : LSG ) và 4 ) Thử trên virus Reo (Reo virus) là loại virus gây ra viêm đường hô hấp trên dùng dòng tế bào thận khi (Vero cell line).
c) Kết quả : Cao cỏ đuôi chồn không gây độc trên ấu trùng tôm biển (thử nghiệm BSLA ), không có ảnh hưởng trên sự phát triển bộ rễ của lúa mì (WRG) và sự nảy mầm của rau diếp (LSG) . Tuy nhiên, cao cỏ đuôi chồn lại ức chế hoàn toàn sự phát triển của virus Reo (Jabbar et al., 2004).
• Độc tính cấp
Toàn cây cỏ đuôi chồn thu hái vào tháng 1 rửa sạch, phơi sấy khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng ethanol 50 %. Lọc. Dịch lọc cô cách thuỷ, sau đó cô áp suất giảm đến thể chất cao khô. Nghiên cứu độc tính cấp tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng. Kết quả đã xác định được LDso = 125 mg / kg (Bhakuni et al., 1969).
• Tác dụng trên virus gây bệnh Ranikhet (Ranikhet disease virus)
a) Chất thử: là cao khô đã được chiết như mục 2 ở trên.
b) Phương pháp: Trứng gà lộn đã ấp được 10 ngày, chia làm lô. Cây vào màng niệu đệm (chorio - allantoic membrane) virus có dung dịch cao (lô thuốc) hoặc virus trong dung dịch đệm dùng để pha thuốc (lô đối chứng) với lượng virus bằng nhau trong mỗi quả trứng. Ở các trứng ở 37°C trong 2 ngày (48 giờ). Sau đó định lượng virus trong mảng niệu đệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (haemagglutination);
c) Kết quả: Ở lô thuốc, sự phát triển của virus giảm > 75 % so với lô đối chứng (Bhakuni et al ., 1969)
5. Tính vị , công năng
Cỏ đuôi chồn vị ngọt, nhạt, tính bình, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu thũng TDTH, 1997, III : 477] .
6. Công dụng
Lá và rễ cây cỏ đuôi chồn được nhân dân dùng để chữa kiết lỵ và trừ giun. Liều dùng 30- 100g (không hạn chế liều vì ít độc) sắc lấy nước uống trong ngày. Nếu là lá thường dùng 15-30g.
Để tiêu sưng, lấy cành lá sắc uống , kết hợp dùng lá tươi giã nát, đắp ngoài .
Ở Ấn Độ, cây này là một thành phần trong phương thuốc Dashamula Kadha hoặc Dashamularishta) rất hay được dùng với tác dụng bố, hồi phục sức khỏe, chống viêm xuất tiết, nhưng có thể dùng riêng cỏ đuôi chồn. Theo Sushruta trong tài liệu sanskrit , cỏ đuôi chồn phối hợp ăn với sữa gây sẩy thai cho phụ nữa có thai, có khi cả đến tháng thứ 7 [Chopra al . , 1998: 98] [Kirtikar et al.,1998, I: 750 - 751] [Nadkarni 1999: 1255].
Nhân dân Ấn Độ còn dùng toàn cây đuôi chôn để chữa sốt, sốt rét, cảm giác nóng bừng khát, mê sảng, rối loạn thị giác, nhuận tràng, bệnh ly, thấp khớp, kích dục (aphrodisiac) [Kirtikar et al., 1998, I: 750 - 751]. Nhiều tài liệu của Ấn Độ ghi cỏ đuôi chồn được dùng để điều trị rắn độc cắn, bò cạp đốt [Nadkarni, 1999: 1255]. Nhưng theo nghiên cứu của Mhaskar và Caius thì cây cỏ đuôi chồn không có tác dụng này [Kirtikar et al. 1998, I: 751].
Ở Malaysia, nước sắc của lá, rễ được dùng chữa kiết lỵ. Cũng có thể dùng toàn cây [Perry etal, 1980: 228] . Ở Indonesia toàn cây cỏ đuôi chồn được dùng với tác dụng bổ, chống viêm xuất tiết và để gây sẩy thai; lá và rễ để điều trị kiết lỵ [Medicinal herb index, 1995 : 131] .
Ở Trung Quốc cỏ đuôi chồn còn được dùng chữa hạch ở cổ mụn nhọt, sưng lở, rắn độc cắn. Dùng trong, sắc cành lá hoặc toàn cây uống, kết hợp dùng lá tươi giã nát, đắp ngoài. Nước sắc đặc cỏ đuôi chồn dùng đơn độc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác rửa để chữa trĩ [Perry et al., 1980 : 228].