VỊ THUỐC SƠN TRA MÓN QUÀ THIÊN NHIÊN CHO SỨC KHỎE
Sơn tra còn có tên là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra… là vị thuốc quý thuộc nhóm thuốc tiêu hóa, được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu tác dụng của vị thuốc sơn tra đối với sức khỏe con người.
1. Mô tả dược liệu
Cây sơn tra có tên khoa học là Crataegus cuneara Sied.et Zucc. Cây sống nhiều năm, có thể cao tới 15m, cây có rất nhiều gai nhỏ 5-8mm. Lá sơn trà dài 2-5cm, hình thuôn dài có 3-7 thùy, mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5 hợp thành từng tán, các cánh hoa màu trắng đẹp mắt và khoảng 20 nhị. Quả có hình cầu đường kính 1-1.12cm, chin có màu vàng hay đỏ.
Ở Việt Nam sơn tra còn được lấy từ cây chua chát, tuy cây khác nhau nhưng tính vị và tác dụng của quả thì giống nhau nên có thể dùng thay thế được.
2. Vị thuốc sơn tra
Bộ phận dùng: Quả chín đem rửa sạch, thái lát rồi phơi sấy khô.
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, trong Sơn tra có chứa acid citric, acid crataegic, acid cafiic, carbohydrate, protid, vitamin C, acid oleanic, ursolic, cholin, acetylcholin, phytosterin, sắt, calci, phospho…
Sơn tra có các tác dụng dược lý như: Cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch ngoại vi và chống loạn nhịp tim.
Thử nghiệm dịch chiết nước Sơn tra trên động vật thực nghiệm có tác dụng phòng và giảm bớt tình trạng thiếu máu cơ tim.
Sơn tra còn có tác dụng làm hạ lipid huyết rõ rệt, làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế chủ yếu là do sơn tra có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol mà không phải chống hấp thu cholesterol.
Sau khi sử dụng Sơn tra lượng enzym trong dạ dày tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo tăng cũng giúp tiêu hóa mỡ tốt hơn.
Sơn tra có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như: thương hàn, lỵ, bạch hầu, mủ xanh, liên cầu, tụ cầu vàng... Phương pháp bào chế khác nhau không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của nó.
Sơn tra có tác dụng an thần, làm tăng tính thấm của mao mạch và làm co cơ tử cung.
Theo dong y, Sơn tra có vị chua ngọt ấm, quy các kinh Túc thái âm Tỳ, Túc dương minh Vị, Túc quyết âm Can. Tác dụng: tiêu thực hóa tích.
• Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa đầy bụng do ăn thịt, ăn dầu mỡ nhiều. Hoặc trẻ em không tiêu, đầy bụng ợ chua
- Cầm ỉa chảy do ứ đọng thức ăn, ảnh hưởng đến tỳ vị, gây ỉa chảy chướng đầy
- Chữa sán khí: phối hợp với Hồi hương
- Cách dùng: mỗi ngày 6-12g/Có thể dùng sống hoặc sao đen, sau đó sắc uống.
Vị thuốc Sơn tra có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là nhóm bệnh về tiêu hóa, chuyển hóa.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG qua Hotline 0943986986