VỊ THUỐC TỪ CÂY BÀNG HÔI
Việt Nam có rất nhiều rừng núi rậm rạp, cây cối um tùm, ẩn chứa rất nhiều vị thuốc quý. Bàng hôi là một cây thuốc mọc hoang rất nhiều ở trong các khu rừng kín, sườn núi phổ biến ở miền Nam nước ta.
1. Mô tả cây
Cây có tên khoa học là Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb, thuộc Họ: Bàng (Combretaceae)
Cây to, cao 10 – 30mm, dạng thân gỗ lớn. Thân cành hình trụ, có sẹo lá rụng xếp gần nhau; lúc đầu có lông màu hung, sau nhẵn. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc ellip, dài 14 – 20 cm, rộng 8 – 13 cm, gốc không đều, đầu tròn, mép nguyên, hai mặt nhẵn; có những điểm chấm trắng rải rác ở mặt dưới, cuống là dài 5 – 6cm, nhẵn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, dài 13cm , phủ đầy lông màu hung đỏ, hoa gồm hoa đực và hoa lưỡng tính, có rất nhiều lông; đài hình cúp, mặt ngoài có lông màu hung vàng, thủy hình tam giác, dài bằng ống đài; nhị 10, vượt ra ngoài đài, bao phần khuyết ở đầu; bầu hình trụ, có lông, noãn đảo đính ở phía trên thành bầu.
Quả gần hình trứng, phía dưới thắt lại thành cuống ngắn, đầu tròn, dài 3cm, dày 2cm, hơi có rãnh, có lông ngắn; hạt 1, hình cầu.
Cây ưa sáng, thường mọc rải rác ở rừng kín thường xanh hoặc ở đai chuyển kiếp giữa rừng kín thường xanh với rừng sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt. Gỗ bàng hôi tương đối tốt, dùng trong xây dựng và đóng đồ. Quả chứa nhiều tanin. Cây có rễ bạnh vè to và tán lá đẹp nên có thể trồng lấy bóng mát ở các công viên và nơi công cộng.
2. Vị thuốc từ bàng hôi
Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa, nhựa, quả chín đã được phơi khô.
Thành phần hoá học: Quả chứa khoảng 17% tanin. Lõi gỗ, vỏ và quả chứa acid ellagic. Vỏ hạt chứa acid gallic. Nhân hạt chứa 25% một chất dầu trong, vàng, không mùi vị. Nhựa cây cho một chất gôm, khi cho vào nước, sẽ tạo thành một khối keo vô vị.
Tính vị, công năng
Quả bàng hôi còn non có vị chát đắng, có công năng gây tẩy xổ.
Quả khi chín có vị chát ngọt, tính bình, có công năng bổ dưỡng nhuận tràng, thanh nhiệt.
Vỏ quả gây mê
Nói chung vị thuốc bàng hôi chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Ở Ấn Độ và Indonesia vị thuốc này được dùng khá phổ biến.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Địa chỉ: Số 7 khu Thủy Sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline tư vấn: 093.763.82.82 hoặc 0943. 986. 986