NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ TRẺ EM VÀ HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG
Kinh tế phát triển trẻ con không còn đói nghèo như xưa, chúng được ăn ngon, uống thêm sữa và sử dụng nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy nhiều trẻ tăng cân nhanh chóng, tỉ lệ béo phì ngày càng cao. Nhiều cha mẹ cho rằng càng béo càng mũm mĩm dễ thương, mà không biết rằng béo phì có thể gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây béo phì và hậu quả khôn lường mà nó gây ra.
1. Thế nào là béo phì trẻ em?
Béo phì trẻ em là tình trạng thừa cân do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, khiến tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao không còn phù hợp nữa. Để xác định bé có béo phì hay không bạn có thể sử dụng công thức tính BMI
BMI = Cân nặng(kg) : chiều cao^2(m)
Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì BMI có ý nghĩa như sau:
BMI < 18,5: người gầy
BMI = 18,5 – 24,9: bình thường
BMI = 25: thừa cân
BMI = 25 – 29.9: tiền béo phì
BMI = 30 – 34,9: người béo phì độ I
BMI = 35 – 39.9: người béo phì độ II
BMI = 40: người béo phì độ III
Như vậy nếu tính theo công thức này mà bé nhà bạn có BMI >25 thì cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, kết hợp chế độ luyện tập phù hợp.
2. Nguyên nhân gây béo phì trẻ em
Béo phì ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thường gặp nhất là:
• Do di truyền
Nguyên nhân đầu tiên có thể là do việc di truyền, nếu cha hoặc mẹ có bệnh béo phì thì người con sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ thông thường.
• Do chế độ ăn uống
Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều các chất như chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng. Đặc biệt trẻ em thường thích ăn các đồ ăn vặt như bim bim, thịt nướng, khoai tây chiên, đùi gà rán… Đây đều là các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất béo công nghiệp, chất béo động vật gây dư thừa năng lượng và tăng cân nhanh chóng.
>> Xem thêm: http://dongythoxuanduong.com.vn/kien-thuc-ngay-nay/dinh-duong
• Do vận động ít
Những đứa trẻ thường chỉ nằm nhà xem tivi, chơi điện tử và không hoạt động cũng có nguy cơ bị béo phì rất cao vì lượng mỡ không được tiêu thụ một cách hợp lý mà lại tích tụ dần qua từng ngày.
Đặc biệt ở thành phố, trẻ em không cần làm công việc đồng áng, cũng không cần làm công việc gia đình nên có nhiều thời gian rảnh rỗi, chơi bời. Các trẻ còn dễ bị lệ thuộc và cuốn hút bởi các thiết bị điện tử nên ngồi lì cả ngày ở nhà để chơi game cũng không chán.
3. Hậu quả của béo phì trẻ em
Béo phì được coi là một bệnh cần được điều trị sớm, bởi nó gây nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sức khỏe của bé:
• Khiến bé di chuyển chậm chạp hơn
Đây là điều dễ hiểu, bởi các bé có cân nặng lớn thường di chuyển chậm chạp hơn so với các bé thon gọn, săn chắc. Điều này khiến các bé càng lười vận động hơn, mỡ lại tích tụ nhiều hơn gây tình trạng béo phì ngày một nặng.
• Tổn thương sụn và hệ thống xương khớp
Xương khớp, hệ thống sụn của trẻ còn non yếu chưa đủ khỏe để chịu được sức nặng của khối thịt trên cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương đến hệ thống vận động, khiến phát sinh nhiều chứng bệnh khác nhau như chứng đầu gối lật, bàn chân bẹt…
• Suy giảm hệ miễn dịch
Béo phì khiến lượng mỡ tích tụ nhiều nơi, khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Hệ thống miễn dịch thường không đủ mạnh để chống lại các tác nhân bên ngoài.
• Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Béo phì làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch…
• Tự ti, trầm cảm
Những trẻ béo phì cũng thường tự ti về ngoại hình của mình, nhiều bé sợ bị bạn bè chê cười nên trở nên mặc cảm, ít giao tiếp và nói chuyện với xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị trầm cảm.
Nói chung béo phì là một căn bệnh nguy hiểm và cần có phương pháp điều trị sớm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và sử dụng các liệu pháp hỗ trợ.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995