Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

 SKCĐ-Thuốc thang phải uống sao cho chuẩn?

Chủ nhật, 03/02/2019 | 23:45

Y gia từ xưa thường nhắc nhở: Khi uống thuốc thang, dù cho vị thuốc đã được lựa chọn tinh tế, phép trị đúng đắn, nhưng người đun cẩu thả vội vàng, sắc thuốc và uống thuốc không đúng phương pháp, thì thuốc cũng thành ra vô hiệu. 

 

THUỐC THANG PHẢI UỐNG SAO CHO CHUẨN?

Bài đăng báo Sức khỏe cộng đồng số Tết 2019

Y gia từ xưa thường nhắc nhở: Khi uống thuốc thang, dù cho vị thuốc đã được lựa chọn tinh tế, phép trị đúng đắn, nhưng người đun cẩu thả vội vàng, sắc thuốc và uống thuốc không đúng phương pháp, thì thuốc cũng thành ra vô hiệu.

Một thang thuốc tuy được sắc theo đúng phương pháp, nhưng nếu như cách uống, thời gian uống không chính xác, hoặc là độ nóng của thuốc không thích hợp, thì hiệu quả chữa bệnh  của thang thuốc cũng sẽ bị giảm, thậm chí trở nên vô hiệu hoặc gây nên những phản ứng ngoài sự mong muốn. 

Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, khi uống thuốc dong y, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: 

• Về số lần uống

Thông thường, mỗi thang thuốc được sắc 2 lần (hai nước). Còn muốn tận dụng dược liệu, thì sắc 3 lần (ba nước). Để hàm lượng, nồng độ thuốc, trong mỗi lần uống giống như nhau, cần hợp hai (hoặc ba) nước thuốc lại với nhau, quấy đều. Sau đó, tùy theo bệnh tình và thể chất người bệnh, có thể chia ra uống theo những cách như sau: 

1- Chia đều (phân phục): Chia nước thuốc thành ra 2-3 phần đều nhau, uống vào ba buổi sáng, trưa, chiều. Đây là cách uống thông dụng nhất, thường áp dụng trong trường hợp bệnh tương đối nhẹ, hoặc bệnh mạn tính. 

2- Uống ngay một lần (đốn phục): Hợp các nước sắc của một thang thuốc lại với nhau, uống hết một lần. Cách uống này hay sử dụng đối với loại thuốc phát hãn (làm ra mồ hôi để giải cảm, giải độc), thuốc tả hạ (tẩy, thông tiện mạnh) và thuốc thanh nhiệt; Thích hợp với những trường hợp bệnh nặng, với mục đích tập trung sức thuốc, để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng. Trong trường hợp bệnh rất nặng, có thể cho uống 2-3 thang thuốc, liên tục cả ngày và đêm, để duy trì tác dụng của thuốc. 

3- Uống nhiều lần (tần phục): Uống tùy thích, uống từng ít một mà nhiều lần, giống như uống trà. Thường áp dụng đối với những trường hợp sau:

+ Người vị khí hư nhược, dạ dày hấp thụ yếu, không chịu nổi tác động mạnh của thuốc. 

+ Bệnh nhân bị nôn nặng, uống lượng lớn sẽ nôn ngược ra và làm mất thời cơ chữa trị.

+ Đối với những chứng bệnh ở phía trên cơ hoành, như đau họng, đau răng, viêm lưỡi, bệnh mắt; Uống dần từng ít một sẽ tạo điều kiện để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ổ bệnh.

• Về thời điểm:

1- Uống lúc đói, trước bữa ăn: Sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc trước bữa ăn khoảng 30-60 phút. Dạ dày đang trống rỗng, do đó uống thuốc tư bổ vào sẽ hấp thu tốt hơn. Một số loại thuốc khác, như thuốc trừ thấp lợi thủy, thuốc tả hạ (tẩy), thuốc khu trùng (trừ giun, sán ...) uống lúc đói hoặc sáng sớm, cũng sẽ có tác dụng mạnh hơn. Còn áp dụng với những chứng bệnh ở phần dưới cơ thể: uống trước bữa ăn thuốc không bị thức ăn cản trở, không bị giữ lại ở thượng tiêu (phần trên cơ thể), lại có thể mượn sức của thức ăn để đưa thuốc xuống thẳng hạ tiêu.

2- Uống sau bữa ăn: Sau khi ăn 15-30 phút. Thích hợp với loại thuốc chứa những vị thuốc kích thích dạ dày; Thuốc phát hãn giải biểu (giải cảm), cũng nên uống sau bữa ăn; Còn áp dụng đối với những chứng bệnh ở thượng tiêu. 

• Độ nóng của nước thuốc:

Độ nóng của thuốc có ảnh hưởng nhất định đến  tác dụng  của thuốc. Nói chung: Để chữa những bệnh có tính hàn, cần dùng loại thuốc có tính nhiệt và uống nóng; Để chữa bệnh nhiệt, cần dùng thuốc có tính hàn và uống lạnh. Đối với những trường hợp "cự dược" (kháng thuốc) cần sử dụng cách uống mà Đông y gọi là "phản tá" (phản tá phục pháp): Thuốc tính nhiệt cần uống lạnh, thuốc tính hàn cần uống nóng. 

1-  Uống nóng: Thường áp dụng đối với những loại thuốc phát hãn (giải cảm), công hạ (tẩy), hoạt huyết, thông lạc. Loại thuốc nóng dùng để chữa chứng đại hàn, cũng cần uống nóng. 

2-  Uống ấm: Nói chung, các loại thuốc thang, đều nên uống khi nước thuốc âm ấm; Đặc biệt là đối với loại thuốc điều hòa khí huyết, bồi bổ tạng phủ, bồi dưỡng thể chất, an định tâm thần, thì không nên uống lạnh, cũng không nên uống nóng, mà chỉ nên uống ấm. Ngoài ra, trong thang thuốc có một số vị thuốc có tính kích thích đối với dạ dày, ruột, như qua lâu nhân, nhũ hương, một dược, uống ấm sẽ giảm bớt sự kích thích đối với đường ruột.

3-  Uống lạnh: Để có thể kéo dài thêm thời gian tác dụng của thuốc; Thường áp dụng với loại thuốc thu sáp (làm co lại), điền cố (chữa hoạt tinh, tiểu nhiều lần ...), chỉ huyết (cầm máu), ... Khi dùng thuốc hàn để chữa bệnh nhiệt, hoặc đối với những người bệnh bị nôn, hoặc trong mùa hè, đều cần uống lạnh.

• Một số trường hợp đặc biệt:

-    Đối với chứng "chân nhiệt giả hàn": Bản chất của bệnh là "nhiệt", nhưng có những biểu hiện bên ngoài tựa như bệnh "hàn", và cần sử dụng loại thuốc có tính "hàn" để chữa, nhưng một số trường hợp bệnh nhân uống vào có thể bị nôn ngược trở lại, do xuất hiện hiện tượng "cự dược" (chống thuốc). Lúc này, không thể uống lạnh như thông thường, mà cần áp dụng  phương pháp mà Đông y gọi là "phản tá": Dùng thuốc hàn nhưng cho uống nóng.

-    Đối với chứng "chân hàn giả nhiệt": Cần sử dụng thuốc có tính nhiệt để chữa, nhưng một số trường hợp bệnh nhân uống vào có thể bị nôn ngược trở lại, cũng cần áp dụng  phương pháp "phản tá": Dùng thuốc nhiệt nhưng cho uống lạnh.

-    Đối với người bệnh bị nôn nặng: Có thể hòa thêm chút nước cốt gừng vào nước thuốc, hoặc dùng gừng sống xát vào lưỡi, hoặc cho nhai một chút vỏ quýt. 

-    Đối với người bị hôn mê: Có thể đưa thuốc vào qua sole dạ dày.

-    Đối với những loại thuốc có tác dụng mãnh liệt hoặc có độc: Cần bắt đầu từ liều nhỏ, rồi tăng dần, thấy kiến hiệu lập tức ngừng ngay, để tránh bị trúng độc.

-    Thuốc an thần, chữa mất ngủ: Uống trước khi đi ngủ

-    Thuốc chữa sốt rét, nên uống trước khi bệnh phát tác 2 giờ.

Lương y THÁI HƯ


Tags: dong y đông y thuốc thang sức khỏe cộng đồng
Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Tin Y tế

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: