KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH ĐAU THẦN KINH TOẠ ?
Bài đăng Tạp chí Người cao tuổi số 160 ngày 12/08/2022
Đau thần kinh tọa đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh, khi chúng không chỉ gây ra những cơn đau đớn cho họ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày của họ. Do đó, để hạn chế rủi ro và biến chứng từ bệnh đau thần kinh tọa cho người bệnh, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh để kịp thời điều trị là vô cùng quan trọng.
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) hay còn gọi là bệnh đau thần kinh hông to, đây là bệnh lý xảy ra khi người bệnh xuất hiện cơn đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, đa phần người bệnh sẽ có cơn đau tại cột sống thắt lưng sau đó lan xuống mông rồi đến mặt trước trong hoặc ngoài đùi, xuống cẳng chân, mắt cá chân và thậm chí là đau lan xuống tận các ngón chân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí tổn thương trên thần kinh tọa mà hướng lan của cơn đau sẽ khác nhau và thường gặp đau thần kinh tọa một bên, với tỷ lệ mắc bệnh gặp ở nữ cao giới cao hơn nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Ðau thần kinh tọa do tổn thương rễ chiếm đến hơn 90% các trường hợp mắc bệnh, còn lại là do tổn thương dây và đám rối thần kinh tọa. Vậy nên, các nguyên nhân có thể gây ra những tổn thương rễ, dây và đám rối thần kinh tọa chính là nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa, những nguyên nhân đó là:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng
- Trượt đốt sống thắt lưng
- Viêm đốt sống
- Viêm cột sống dính khớp
- Chấn thương
- Tuổi tác
- Thừa cân béo phì
- Thường xuyên phải vận động hay mang vác nặng
- Lối sống tĩnh tại
Khi nào cần đi khám bệnh đau thần kinh tọa?
- Xuất hiện cơn đau tại vùng cột sống thắt lưng sau đó lan xuống vùng mông, đùi bên phải hoặc bên trái, có khi lan xuống vùng khoeo, cẳng chân, bắp chân, gót chân và bàn ngón chân. Người bệnh có thể chỉ đau âm ỉ nhưng có khi đau dữ dội như dao đâm, đau nhói như điện giật, chỉ cần hắt hơi, cười lớn, ho hoặc ngồi gập chân cũng cảm thấy đau tại các điểm vùng thắt lưng hay mông đùi, cẳng chân, gót chân.
- Cơn đau có thể đột ngột xuất hiện sau khi gắng sức hoặc sau khi gặp phải sang chấn vùng thắt lưng.
- Cảm thấy đau đớn vùng thắt lưng hông khi vận động mạnh, đi qua đường gồ ghề, sóc… nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì cơn đau có thể giảm đi, dễ chịu hơn.
- Cảm giác tê bì ở chân hay cảm thấy ngứa râm ran, châm chích như kiến cắn… tại các vùng dây thần kinh tọa đi qua như vùng mông, vùng đùi, cẳng chân, gót và bàn ngón chân.
- Xuất hiện tình trạng cứng nhắc vùng bắp đùi, bắp chân vào buổi sáng hay khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Gặp khó khăn trong vận động hàng ngày, như làm các cử động như gập, cúi người hay di chuyển đi lại, làm các công việc hàng ngày như bế con, mang vác, tập thể dục...
- Cảm thấy đau buốt, khó chịu khi đi đại tiện.
Nếu bạn hay người thân đang gặp phải các dấu hiệu khó chịu kể trên, hãy chủ động đi thăm khám bệnh đau thần kinh tọa sớm để có thể phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.
Vậy khi bị đau thần kinh tọa khám khoa nào là tốt nhất?
Qua những nguyên nhân gây bệnh kể trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết khi bị đau thần kinh tọa khám khoa nào là tốt nhất rồi đúng không? Bệnh đau thần kinh tọa là bệnh lý liên quan trực tiếp đến thần kinh và cơ xương khớp, do đó hai chuyên khoa Thần kinh và chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ là nơi thăm khám và chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa một cách tốt nhất.
Và để chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa chính xác, các bác sỹ chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc chuyên khoa Thần kinh sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các bài kiểm tra giúp đánh giá phản xạ, trương lực cơ của họ. Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các động tác như đứng dậy từ trạng thái ngồi xổm, đi nhón chân, nhấc hai chân lên cùng lúc khi đang nằm ngửa. Khi thực hiện những động tác này cơn đau dây thần kinh tọa sẽ đau tăng lên.
Bên cạnh đó, để đưa ra chẩn đoán xác định bệnh đau thần kinh tọa, việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh còn giúp bác sỹ phát hiện nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa, có thể là tình trạng thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống. Một số chẩn đoán có thể được sử dụng trong chẩn đoán đau thần kinh tọa như:
Chụp X-quang cột sống thắt lưng thẳng và nghiêng
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản giúp đánh giá tình trạng bệnh lý cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến thần kinh tọa như gai xương thoái hóa, trượt hay xẹp đốt sống,...
Chụp cắt lớp vi tính (CT-scaner) cột sống thắt lưng
Chụp CT-scaner cột sống thắt lưng giúp đánh giá tốt các tổn thương xương cột sống thắt lưng, trượt hay xẹp đốt sống, gai xương, phì đại mấu khớp, phình và thoát vị đĩa đệm... ảnh hưởng đến thần kinh tọa.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm, từ đó thấy được tình trạng thoát vị đĩa đệm đang xảy ra hay không, tìm nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa.
Điện cơ (EMG)
Ghi điện cơ được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ hoặc đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Do đó đây là cận lâm sàng giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh tọa và xác định được nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm hay do hẹp ống sống gây ra.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng trên, bác sỹ sẽ tổng hợp và đưa ra chẩn đoán xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa, từ đó đưa ra phương pháp và hướng điều trị bệnh cụ thể giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường - Địa chỉ khám chữa bệnh đau dây thần kinh tọa bằng Nam y uy tín
Bên cạnh những cơ sở y tế Tây y tuyến trung ương mà người bệnh có thể tham khảo tới khám đau dây thần kinh tọa ở trên thì người bệnh có thể tham khảo địa chỉ khám chữa bệnh đau dây thần kinh tọa bằng Nam y uy tín đó là Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hiện nay, thay vì điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh thì chữa bệnh đau dây thần kinh tọa bằng Nam y đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong việc điều trị và đẩy lùi căn bệnh này, hạn chế tái phát cho người bệnh.
Thấm nhuần quan điểm chữa bệnh của ông cha ta, kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa từ thể nhẹ đến nặng kèm teo cơ cứng khớp bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu đến nuôi dưỡng vùng cột sống thắt lưng và hai chi dưới tốt hơn giúp việc điều trị đau dây thần kinh tọa đạt hiệu quả cao, điều trị tận gốc bệnh.
Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SĐT 0943406995). Điều này giúp hỗ trợ những bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, Nhà thuốc sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
Link: https://ngaymoionline.com.vn/khi-nao-can-di-kham-benh-dau-than-kinh-toa-36623.html
Bác sĩ Thu Thủy