PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN SUYỄN
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 15 ngày 10/08/2022
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính phổ biến. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy nguyên nhân dẫn đến hen suyễn là gì, khám bệnh hen ở đâu là tốt nhất? Hiểu được vấn đề đó, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã tổng hợp những thông tin hữu ích về căn bệnh và cách điều trị tốt nhất trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ có ích với bạn, mời bạn tham khảo để có thể nâng cao chất lượng sức khỏe của gia đình một cách tốt nhất!
Triệu chứng hen suyễn thường gặp
Biểu hiện của hen suyễn khó phân biệt nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh về phổi khác như giãn phế quản, lao… Người bệnh có thể xuất hiện cơn hen suyễn không thường xuyên, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm tiếp xúc với các chất bụi bẩn. Hết cơn hen, người bệnh sẽ trở lại bình thường.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn cũng gần giống với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, vì thế cần phân biệt rõ 2 bệnh này để có hướng điều trị thích hợp.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ho dai dẳng khi về đêm
- Khó thở
- Tức ngực hoặc nặng ngực
- Thở gắt khò khè, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở trẻ nhỏ
- Khó thở , ho nhiều gây khó ngủ
- Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tệ hơn vì vi rút thông qua đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn có thể đang dần trở nên tệ hơn
- Các biểu hiện bệnh hen suyễn lặp đi lặp lại thường xuyên và khó chịu hơn.
- Khó thở tăng dần, khi được đo bằng thiết bị được sử dụng để kiểm tra phổi đang hoạt động
Đối với một số người, các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong một số trường hợp nhất định:
- Bệnh hen suyễn vì cố sức khi tập thể dục, thể thao, có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô.
- Bệnh hen suyễn nghề nghiệp gây ra vì chất kích thích tại nơi làm việc như khí hoặc bụi, các hóa chất gây ra.
Nguyên nhân của bệnh hen suyễn
Cơn hen suyễn có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên. Các nguyên nhân phổ biến như:
- Khói thuốc lá: Khói thuốc lá không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị hen suyễn khi hít phải khói thuốc lá vì người bên cạnh hút cũng có thể gây cơn suyễn.
- Mạt bụi: Những vi khuẩn li ti chính là mạt bụi, có hầu hết ở khắp mọi nơi. Để tránh bị cơn suyễn, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vỏ gối, vỏ nệm và không nên dùng gối nhồi lông ngỗng, chăn lông, không để thú nhồi bông ở phòng ngủ. Khi để đồ nên giặt ở chế độ nước nóng nhất để loại bỏ những mạt bụi.
- Ô nhiễm không khí hay ô nhiễm từ nhà máy, xe cộ và các nguồn khác có thể gây cơn suyễn. Nên chú ý tới chỉ số chất lượng không khí để điều chỉnh bầu không khí hít thở của bản thân một cách tốt nhất.
- Thú nuôi: bởi lông thú nuôi có thể là nguyên nhân gây bệnh. Nên hút bụi thường xuyên. Sàn nhà bằng gỗ hoặc gạch lát cần lau bằng khăn nóng hàng tuần.
- Nấm mốc:Hít thở phải nấm mốc cũng gây ra cơn suyễn. Nấm mốc thường phát triển ở môi trường có độ ẩm cao và có thể giữ độ ẩm thấp bằng cách sử dụng điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm hoặc sử dụng ẩm kế để đo mức độ ẩm và giữ độ ẩm được tốt hơn. Đồng thời phải sửa chữa các chỗ bị rò nước vì nước có thể làm nấm mốc phát triển sau tường và dưới sàn nhà.
- Khói: vì đốt gỗ hoặc cỏ khói hoặc thực vật khác tạo nên hỗn hợp khí và các mảnh thần nhỏ có hại. Hít phải quá nhiều khói cũng là nguyên nhân gây suyễn.
Các nguyên nhân hen suyễn khác:
- Nhiễm trùng vì cảm cúm, cảm lạnh, siêu vi hợp bào hô hấp… đều có thể gây suyễn. Viêm xoang, dị ứng, hít phải chất hóa học và bị trào ngược axit cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Đốt nhang, nến cũng sẽ gây ra hạt vi khuẩn, ảnh hưởng đến việc kiểm soát triệu chứng hen suyễn.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Cảm xúc tiêu cực như lo lắng, cười, buồn hoặc mệt mỏi.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Hen suyễn
Nhiều yếu tố chứng minh làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn của các cơn hen phế quản. Việc biết được các nguy hiểm giúp ích trong việc kiểm soát triệu chứng và thay đổi lối sống. Hầu hết các yếu tố khởi phát bệnh, bao gồm:
- Có người nhà mắc bệnh
- Bé gái có khả năng mắc hen suyễn thấp hơn bé trai. Đến lứa tuổi 20 tỷ lệ mắc bệnh không khác biệt giữa hai giới, và sau 40 tuổi, phụ nữ đa phần mắc bệnh nhiều hơn.
- Tiền sử dị ứng, mắc các bệnh lý như viêm dị ứng
- Thừa cân, béo phì
- Hút thuốc lá hoặc nhiễm với khói thuốc lá
- Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như khói bụi, hóa học dùng trong nông nghiệp, xây dựng
Mức độ của bệnh hen suyễn
Bệnh được chia làm 3 cấp độ với mức độ từ nhẹ đến nặng. Mức độ hen của bệnh nhân được xác định bao gồm: cơn hen suyễn nhẹ, hen thường, hen suyễn nặng ,.. để được khám và điều trị kịp thời
Mức độ nhẹ: kiểm soát tốt với sự điều trị từ bước 1 hoặc bước 2. Người bệnh nên dùng thuốc điều trị khi có triệu chứng.
Mức độ trung bình: Bệnh nhân được điều trị bước 3 với các liều thuốc thấp.
Mức độ nặng: phải điều trị ở bước 4 hoặc 5 để duy trì sự điều trị ở mức độ này.
Phòng ngừa bệnh Hen suyễn
Cần nhấn mạnh rằng không có nhiều biện pháp giúp phòng tránh bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người mắc bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa các cơn hen phế quản bằng cách sau:
- Tiêm vắc xin phòng cảm cúm
- Tránh tiếp xúc với các bụi bẩn khởi sinh cơn hen suyễn
- Nhận biết được dấu hiệu cảnh báo của cơn hen ho, thở dốc
- Điều trị các cơn hen suyễn càng sớm càng tốt, giúp dự phòng các đợt cấp tiến triển nặng nề hơn
- Tuân thủ việc điều trị và không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu chứng đã giảm.
- Tái khám theo lịch và tự theo dõi thường xuyên, đảm bảo tuân theo kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hen mà bác sĩ đề ra.
Phải gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng.
- Việc tăng tần suất sử dụng các thuốc cắt cơn nhanh vì dấu hiệu này có nghĩa là bệnh lý hen suyễn ở người bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt
Các biện pháp điều trị bệnh hen suyễn
Hen suyễn không phải là bệnh dễ dàng được chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng, giải quyết được vấn đề ảnh hưởng tệ đến sức khỏe của người bệnh.
Điều trị hen suyễn bao gồm các phương pháp sau:
Thuốc tây
Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị hen suyễn, bao gồm:
Thuốc dạng hít: đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị hen suyễn. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm ở các phế quản vì vi khuẩn gây ra.
Thuốc kháng viêm Leukotriene: leukotriene là một chất gây viêm được hệ miễn dịch tạo ra. Nhóm thuốc này thường chỉ dùng đối với hen suyễn nhẹ và dùng phối hợp với các loại thuốc khác, ít có tác dụng phụ.
Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABAS): có tác dụng giãn phế quản, được dùng để cắt cơn hen phế quản.
Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): có tác dụng giống với nhóm thuốc SABA nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn với mục đích điều trị cơn hen phế quản
Thuốc Omalizumab (Xolair): được chỉ định trong các trường hợp hen dị ứng vì giảm lượng ige .
Liệu trình miễn dịch: bệnh nhân được giải mẫn cảm với các dị nguyên gây bệnh.
Thuốc Theophylline: có tác dụng giãn phế quản và phế nang, hiện tại không được dùng phổ biến.
Thay đổi lối sống
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên, bệnh nhân hen suyễn cần thay đổi lối sống, lành mạnh, tránh các dị nguyên gây bệnh để tăng hiệu quả điều trị. Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn lạc quan và vui vẻ,…
Phương thuốc nam điều trị hen suyễn
Hiện tại y học Việt Nam vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc căn bệnh này. Việc cải thiện triệu chứng hen suyễn bằng thuốc Tây tiềm tàng rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe cũng từ đó việc chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc Nam vẫn được ưu tiên lựa chọn hơn cả. So với việc sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc Nam chữa hen suyễn đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm như:
Hiệu quả cao với các trường hợp mắc bệnh hen suyễn mức độ nhẹ và không gây ra tác dụng phụ như việc điều trị bằng thuốc Tây.
Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.
Mang lại hiệu quả lâu dài, giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Cách chữa bệnh hen bằng thuốc Nam được áp dụng phổ biến:
- Sử dụng rau diếp cá
- Chữa bệnh bằng thuốc Nam với mật ong
- Kết hợp nhiều loại thực vật như gừng, mật ong, quế và đinh hương chữa bệnh hen suyễn
- Chữa bệnh bằng thuốc Nam từ lá trầu
Hiện tại có nhiều loại thuốc có nguồn gốc từ cây thuốc Nam được nghiên cứu sản xuất nhằm hỗ trợ điều trị để đẩy lùi bệnh hen suyễn một cách an toàn và tiện lợi hơn… Nhà thuốc Thọ Xuân Đường là một trong những nơi có bài thuốc nam giúp trị hen suyễn uy tín hàng đầu bằng y học cổ truyền. Nhiều năm qua, Thọ Xuân Đường tự hào đã kết thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm của gia tộc, cùng với những nghiên cứu mới nhất đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh khó trị này. Từ những kết quả thực tế thu được đã khẳng định việc ứng dụng Nam y trong điều trị bệnh lý hen suyễn vô cùng hiệu quả.
Lời cảm ơn của bệnh nhân điều trị hen suyễn tại Thọ Xuân Đường
Tôi là Đặng Đình Toàn địa chỉ Thượng Mạo, Phú lương, Hà Đông bị hen bẩm sinh đã hơn 20 năm. Khi thay đổi thời tiết hoặc các tác nhân dị ứng sẽ dẫn đến hen phế quản khó thở đặc biệt bệnh hay tái phát về đêm làm tôi không nằm được. Tôi đã điều trị cả tây và đông y qua rất nhiều thầy thuốc nhưng không khỏi hẳn chỉ được một thời gian là bệnh quay lại. Được sự giới thiệu, tôi đến Thọ Xuân Đường qua thời gian uống thuốc là 1 tháng thấy người khoẻ mạnh không còn bị nữa ngay cả khi thời tiết thay đổi.
Tôi là Đỗ Thị Đoài 60 tuổi ở Liễu Nội, Khánh Hà, Thường Tín bị hen phế quản 7 năm, liên tục khò khè, khó thở, đã điều trị rất nhiều nơi không khỏi. Nhờ người giới thiệu tôi đến Thọ Xuân Đường uống thuốc điều trị nay đã khỏi và không còn khó thở nữa.
Tôi là Dương Thị Mai 33 tuổi trú tại thôn Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín. Tôi có con tên là Nguyễn Thị Trang, 10 tuổi. Cháu bị hen phế quản, cứ thay đổi thời tiết là khó thở, ho, sốt từng cơn. Đã đi điều trị Tây y chỉ đỡ nhưng không khỏi. Tôi được bà con giới thiệu đến Thọ Xuân Đường chữa cho cháu. Cháu uống thuốc hen phế quản thấy đỡ dần, trong vòng 3 tháng cháu khỏi hẳn. Hiện nay, thay đổi thời tiết cháu không bị lên cơn thở hen như trước nữa.
Tôi là Dương Thị Êm 35 tuổi ở thôn Đỗ Hà, Khánh Hà, Thường Tín. Tôi có con gái là Lương Thị Thu 14 tuổi, cháu bị hen phế quản từ năm 2 tuổi. Đã đi điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Tôi được bà con giới thiệu có đến điều trị tại Thọ Xuân Đường. Cháu điều trị khoảng 3 tháng sau thì cháu khỏi, không bị lên cơn như trước nữa.
Tôi là Nguyễn Thị Khảo 37 tuổi ở Dư Dụ, Thanh Thuỳ, Thanh Oai. Tôi bị hen phế quản 16 năm nay. Cứ thay đổi thời tiết là khó thở. Đã chữa trị nhiều nơi không khỏi. Vừa ho, hen kéo dài tiến tới suy nhược cơ thể. Được người mách bảo, tôi đến Thọ Xuân Đường chữa trị. Sau khi uống 26 thang thuốc sắc và thuốc viên, hiện bệnh của tôi đã ổn định.
Tôi là Ngô Thị Liên mẹ cháu Nguyễn Mạnh Đức địa chỉ Phụ Chính, Hoà Chính, Chương Mỹ, Hà Nội. Cháu Đức bị hen phế quản từ bé, tôi đã đi chạy chữa cho con nhiều nơi không khỏi, được người mách bảo, tôi có tới Thọ Xuân Đường xin được điều trị cho cháu. Sau điều trị 4 tháng, hiện cháu không bị hen nữa, gia đình tôi vô cùng phấn khởi, cảm ơn nhà thuốc rất nhiều.
Tôi là Nguyễn Thị Chinh ở Đình Tổ, Nguyễn Trãi, Thường Tín. Con trai tôi là Vũ Văn Công, 14 tuổi. Cháu bị hen phế quản đã 10 năm nay gia đình đã đi chạy chữa cho cháu rất nhiều nơi nhưng không khỏi. Tôi được bà con giới thiệu có lên kể bệnh và xin thuốc tại Thọ Xuân Đường. Hiện nay cháu béo khoẻ ra, thay đổi thời tiết không bị lên cơn hen như trước nữa. Gia đình tôi vô cùng phấn khởi, biết ơn người đã cứu con tôi khỏi cơn bệnh tật.
Tôi là Lê Văn Thông, vợ là Nguyễn Thị Trường 43 tuổi ở Thiệu Thịnh, Thiệu Hoá, Thanh Hoá. Vợ tôi bị hen phế quản từ năm 1991, cứ làm nặng hoặc thay đổi thời tiết là bị hen, khó thở, người gầy yếu. Được người mách bảo tới Thọ Xuân Đường lấy thuốc cho vợ uống. Sau khi uống 120 gói hen phế quản hiện vợ tôi đã khỏi, bệnh ổn định, không lên cơn hen nữa.
Tình Vũ