Chữa viêm túi mật mãn tính
Viêm túi mật mãn tính là bệnh thường thấy trong các bệnh về mật. Bệnh này có khi là di chứng của viêm túi mật cấp tính, nhưng phần lớn thường có lịch sử phát bệnh không phải từ cấp tính. Phần lớn viêm túi mật mãn tính đều do các nhân tố tắc nghẽn đường mật, hoặc dịch mật không lưu thông. Biểu hiện lâm sàng của viêm túi mật, sẽ tùy vào mức độ thay đổi của bệnh lý, hoặc có các biểu hiện khác nhau không thể hiện qua triệu chứng, người nhẹ thì thấy không có triệu chứng, nói chung là đầy bụng với mức độ nặng nhẹ khác nhau, có cảm giác khó chịu, có thể đau dạng liên tục, hoặc đau ở khu bả vai phải, dạ dày cảm thấy nóng, hơi thở nóng, ợ chua, đặc biệt là sau khi ăn cơm xong hoặc thực phẩm rán, xào có nhiều dầu mỡ thì càng nặng hơn.
Đông y cho rằng bệnh này do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm có dầu mỡ, chẳng nóng, chẳng lạnh, tâm tính thì không thoát hoặc do có giun, gây ra trì trệ khí trong gan mật, do thấp nhiệt không thông thoát gây ra.
I. Những điều cần biết
- Chú ý ăn uống vệ sinh. Không ăn quá nó, ăn thực phẩm ít cholesteron, không ăn thịt mỡ, những thực phẩm rán nhiều mỡ, những thực phẩm như hạnh đào, lạc và thận đều có nhiều dầu mỡ, không nên ăn nhiều.
- Nên ăn dầu thực vật, không ăn mỡ động. Y học cận đại cho rằng dầu thực vật có tác dụng lợi mật nhất định.
- Những thực phẩm kích thích và các loại rượu, các chất gia vị mạnh đều có thể dẫn đến viêm túi mật cấp, hãy thận trọng.
- Bảo đảm tâm tình thoải mái, tránh kích thích về tinh thần.
- Nên ăn nhiều thực phẩm có xơ, bảo đảm đại tiện thông thoát.
- Cần lao động thể lực và rèn luyện thân thể vừa phải, sau khi ăn không nên ngồi lâu, nên đi bộ vài chục phút.
- Bảo đảm lượng nước uống hàng ngày.
- Nếu có sỏi thận phải cần tích cực phá sỏi.
- Nếu người có lịch sử có giun ký sinh, phải tích cực trừ giun để tiêu trừ các bệnh ngầm.
- Người viêm túi mật mãn lại phát bệnh cấp tính, cần nằm nghỉ ngơi và cấm ăn.
- Mùa đông hay phát bệnh này, cần chú ý giữ ấm.
- Những người viêm túi mật mãn lại thường hay nhiễm bệnh cấp tính nhiều lần, thì cần nghiên cứu phẫu thuật mật.
II. Đông y chữa bệnh viêm túi mật mãn tính
1. Chữa bằng các bài thuốc Đông y
- Bột uất kim 3g, bột phụ gia 3g, nhân trần sợi 30g, nhân trần sắc lấy nước để uống với 2 loại bột trên, ngày 2 lần.
- Bột uất kim 15g, bột ngư não thạch 12g, bột mãng tiêu 15g, tất cả trộn đều, ngày 3 lần, mỗi lần 5g.
- Cỏ kim tiền 30g, sơ mướp 10g, sắc nước uống, ngày 2 lần.
2. Chữa theo cách ăn
- Đậu nhỏ đỏ 50g, đỗ xanh 30g, rễ lau tươi 100g, nấu nước uống, ngày 2 lần.
- Gạo nếp 50g, hạt ý dĩ 30g, nhân trần 30g, nhân trần sắc lấy nước cho vào gạo nếp, ý dĩ nấu cháo ăn, ngày 1 lần.
- Gạo nếp 100g, mứt quất 25g, hoài sơn dược 50g, hạt sen 50g, hạt ý dĩ tươi 30g, tất cả nấu cháo, ngày ăn 2 lần.
3. Phương pháp chữa ngoài
- Đại hoàng 30g, băng phiến 5 phần, nghiền thành bột, dùng giấm trộn thành hồ buộc cố định vào khu túi mật (mép sườn kéo thẳng từ đầu vú xuống) ngày làm 1 số lần.
- Tự mình xoa bóp bụng và 2 bên sườn, 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần chừng 30 phút.
III. Những điều cần tránh
- Triệu chứng của bệnh này thường không rõ rang, dễ lầm lẫn với đau dạ dày, cần phải phân biệt rõ ràng để điều trị.
- Người bệnh thường nghĩ rằng có bệnh là phải dùng thuốc bổ. Kỳ thực bệnh này phần nhiều là do gan uất khí trệ, hoặc do thấp nhiệt không được thông thoát, nên đừng có bồi bổ mù quáng.
- Có 1 số người bệnh, khi phát bệnh lại ít hoạt động, ăn xong chỉ ngồi và nằm, ít hoạt động, làm cho dịch mật không thông càng làm đau hơn.