Đông y chữa Viêm gan
Viêm gan dạng truyền nhiễm là do nhiều độc tố gây nên. Hiện đã biết viêm gan có thể phân thành 5 loại là: Hiện đã biết viêm gan có thể phân thành 5 loại là: Viêm gan A, B, C, D, Đ. Bệnh có phân biệt loại cấp và mãn tính, nhưng biểu hiện lại rất khác nhau về mức độ như: khó chịu, ăn kém, sợ dầu mỡ, bụng rốn căng đầy, đại tiện khi lỏng khi bí, dễ mệt mỏi, ra mồ hôi, phần gan thấy khó chịu hoặc đau âm ỷ, chức năng gan không bình thường… sau khi được chẩn đoán là viêm gan, có nơi khó nằm viện hoặc có nằm viện cũng thiếu phương pháp điều trị, vì vậy người bệnh đành phải sống cách ly, có thể hoàn toàn tự chữa tại nhà.
I. Những điều cần biết
- Viêm gan nói chung là dùng phương pháp chữa Đông y mang tính tổng hợp, 3 phần điều trị 7 phần điều dưỡng, không cần thiết chỉ mong chữa trị bằng thuốc.
- Khi phát bệnh cấp hoặc mãn tính, đầu tiên cần sống cách ly với người nhà; nếu nhà cửa có khó khăn thì cũng phải nằm riêng, ăn riêng, các chất thải ra phải tiêu độc bằng bột tiêu độc, thời gian cách ly kể từ khi phát bệnh chừng 1 tháng.
- Thời kỳ viêm gan cấp, tuyệt đối phải nằm giường nghỉ ngơi, còn ở thời kỳ viêm gan mãn tính, tuy không phải nằm nghỉ, nhưng cần chú ý hoạt động, khi cảm thấy mệt thì thôi.
- Ăn uống cần thanh đạm và dễ tiêu, không truy cầu những thực phẩm “đường cao, giàu protein, nhiều sinh tố, ít dầu mỡ”. Tốt nhất là các loại rau, cua cá tươi, cần ăn nhiều rau có chất xơ và hoa quả.
- Giảm thiểu động phòng.
- Bảo đảm luôn lạc quan yêu đời. Khi chức năng gan vừa được hồi phục, vẫn cần được nghỉ ngơi, không nên vội vàng lao vào việc.
II. Đông y chữa bệnh Viêm gan
1. Chữa bằng các bài thuốc Đông y
- Nhân trần 30g, chi tử (dành dành) 12h, chế đại hoàng 5g, ngày 1 chén, sắc uống 2 lần.
- Sài hồ 15g, chỉ xác 10g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, ngày 1 chén sắc uống làm 2 lần. Chữa cho những người có tâm tình u uất, khó chịu, hơi thở nóng, đau sườn.
- Đan sâm 30g, nhân trần 30g, sắc uống 2 lần. Chữa cho người đau khu gan mặt tái xám, viêm gan chữa lâu chưa khỏi.
2. Chữa theo cách ăn
- Gan lợn 100g, táo đỏ 10 quả, điền cơ hoàng 60g, tất cả cho vào nấu, sau khi lấy bã thuốc ra, ăn gan và uống nước.
- Hạt y dĩ 50g, đậu xanh 15g cho cùng gạo nấu cháo ăn.
- Gan lợn 150g, rễ dưa chuột 12g, cho thêm gia vị chế thành món ăn để ăn.
- Đậu nhỏ đỏ 50g, hạt y dĩ sống 30g, phục linh 20g cùng với gạo nấu thành cháo để ăn.
3. Chữa ngoài
Cùng 1 lượng như nhau, quả dành dành, đại hoàng nghiền thành bột, cho giấm vào trộn thành hồ dùng băng buộc vào rốn, ngày thay 1 lần.
III. Những điều cần tránh
- Ăn quá nhiều đường và hoa quả ngọt, sẽ dẫn đến kém ăn, đầy bụng. Nếu với thời gian dài còn làm tăng nhanh chất mỡ, dẫn đến gan có mỡ và béo phì.
- Lạm dụng dùng thuốc dài ngày càng làm tăng phụ tải của gan, càng làm ảnh hưởng khó hồi phục chắc năng gan.
- Có một số thuốc như tetacilin, omicin, rymiphong… có tác dụng phụ hại gan, uống lâu ngày có thể viêm gan do thuốc. Người mắc bệnh không nên nhầm viêm gan này tự chữa như viêm gan truyền nhiễm.
- Có một số người bị bệnh cho rằng dung môi amoni bình thường và đã bỏ chữa trị, bỏ điều dưỡng làm bệnh càng lâu khỏi, thậm chí còn phát triển thành viêm gan mãn, sơ gan.