Rối loạn cương dương là bệnh yếu sinh lý hay gặp ở nam giới, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của phái mạnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh này. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn cương dương hết sức quan trọng, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân mới có thể chẩn đoán và điều trị bệnh thành công được.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG
Rối loạn cương dương là bệnh yếu sinh lý hay gặp ở nam giới, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của phái mạnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh này. Việc xác định được chính xác nguyên nhân rối loạn cương dương hết sức quan trọng, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân mới có thể chẩn đoán và điều trị bệnh thành công được.
1.Rối loạn cương dương do nội tiết tố
Những nội tiết tố (Hormone) ảnh hưởng đến chức năng tình dục nam giới bao gồm:
-Growth hormone (GH).
-Adrenocorticotropic hormone (ACTH).
-Thyroid – stimulating hormone (TSH).
-Prolactine (PRL).
-Lutenizing hormone (LH).
-Follicle stimulating hormone (FSH).
-Nội tiết tố nam (Testosterone).
-Nội tiết tố nữ (Estradiol).
Ở nam giới, đến tuổi dậy thì các nội tiết tố (hormone) được tiết ra và hoạt động đầy đủ, nhịp nhàng cân đối, ổn định. Dưới tác dụng của vỏ não, vùng hạ đồi tiết ra LHRH. Hormone này tác động tới thùy trước tuyến yên để từ đó sản sinh ra nhiều loại hormone trong đó có LH và FSH.
Tinh hoàn của nam giới vừa có chức năng sản xuất tinh trùng (từ tinh nguyên bào và tế bào Sertoli, với sự tác động của FSH), vừa có chức năng nội tiết (tế bào Leydig bài tiết Androgen với sự tác động của LH).
Androgen quan trọng nhất do tinh hoàn tiết ra chính là Testosterone. Còn có các Androgen khác là Androstenedion và Dehydroepiandrosterone.
Mỗi ngày cơ thể nam giới sản xuất khoảng 8mg Testosterone. Trong đó, 95% là từ tế bào Leydig, 5% còn lại là từ tuyến thượng thận.
Testosterone có thể tác động trực tiếp lên các tế bào đích, hoặc do tác động của men 5 α– Reductase chuyển thành Dihydrotestosteron. Cả Restosterone và Dihydrotestosterone đều gắn vào thụ thể Androgen và là một Androgen mạnh.
Testosterone lưu hành trong máu chủ yếu ở dạng gắn với Globulin, chỉ có từ 1-2% Testosterone ở dạng tự do (free testosteron).
Tác dụng của Testosterone trong máu gồm:
-FSH kết hợp với Testosterone tác động lên tế bào Sertoli (Tế bào Sertoli là tế bào kích thước lớn nằm kéo dài từ lớp màng nền biểu mô ống sinh tinh đến phía trong ống) để sản sinh tinh trùng.
-Khi lượng Testosterone máu vừa đủ (trung bình khoảng 2 nanogam/ml) có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục và sự ham muốn tình dục này gây kích thích lên vỏ não hoặc làm tăng tiết NO để làm dương vật cương cứng lên theo cơ chế sinh lý bình thường.
Như vậy Testosterone giữ vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động tình dục của nam giới.
2.Rối loạn cương dương do thần kinh
-Bị nhiễm độc thần kinh do: Rượu, ma túy, thuốc lá.
-Bệnh đái tháo đường gây rối loạn hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
-Bệnh lý tủy sống hoặc chấn thương tủy sống.
-Sau các phẫu thuật vùng tiểu khung, bàng quang, bẹn, bìu… hay các phẫu thuật cắt đốt nội soi bàng quang - niệu đạo đều ảnh hưởng đến hệ thần kinh sinh dục (thần kinh thẹn trong, thần kinh cương dương vật).
-Một số bệnh tại não: Tai biến mạch máu não, động kinh, liệt toàn thân do giang mai, tụ máu dưới màng não, Parkinson, Alzheimer…
-Dùng quá liều một số loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.
3.Rối loạn cương dương do tâm thần
-Do stress: Nhịp độ cuộc sống cao dẫn đến quá căng thẳng về mặt tinh thần là nguyên nhân gây bệnh rối loạn cương dương. Theo thống kê về nghề nghiệp, những người lao trí óc nhiều như các nhà văn, các thầy giáo, các nhà nghiên cứu,… thường có tỉ lệ bị yếu sinh lý ở nam giới nhiều hơn những người dân lao động đơn giản.
-Do bị các chấn động tâm lý xảy ra đột ngột, ám ảnh…
-Do một số bệnh về tâm thần như Hysterie, trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt (Paranoid)…
4.Rối loạn cương dương do rối loạn vận mạch
-Do một số bệnh gây giảm huyết áp tâm thu, làm cho sự cung cấp máu vào dương vật không được đầy đủ như bệnh huyết áp thấp…
-Do hiện tượng hẹp tắc cơ giới một số động mạch cung cấp máu cho dương vật. Gặp trong một số bệnh như sau: Bệnh hẹp động mạch chủ đoạn phân nhánh động mạch chậu (Hội chứng Leriche), hẹp động mạch dương vật, xơ vữa động mạch chậu…
-Do sự thoát máu vùng vật hang quá nhanh làm vật hang không đủ lượng máu để cương cứng. Thường gặp trong một số bệnh lý sau: Rò tĩnh mạch vật hang, có nhiều tĩnh mạch tân tạo ở vật hang khiến cho lượng máu ở vật hang trở về hệ tĩnh mạch trung ương quá nhanh.
5.Rối loạn cương dương do các dị dạng
-Một số bệnh bẩm sinh: Như dương vật nhỏ, dương vật ngắn, dương vật chẽ đôi… gây ra rối loạn cương dương hoặc dương vật cương cứng nhưng không thể đưa được vào âm đạo.
-Xơ cứng vật hang: Gặp trong một số bệnh như bệnh La Peyrorie hoặc biểu hiện xơ cứng vật hang hậu quả của vỡ vật hang, cương đau dương vật (Priapisme) nếu không được điều trị tốt. Do đó máu cung cấp cho vật hang một cách khó khăn và không được đầy đủ nên dương vật không thể cương lên được.
Yếu sinh lý nam giới nói chung và rối loạn cương dương nói riêng có thể phòng ngừa được nếu tránh xa được các nguyên nhân có liên quan đến lối sống.