ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĂN KIÊNG CÓ TỐT?
Đái tháo đường là một căn bệnh diễn biến thầm lặng và có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến căn bệnh đái tháo đường này, chính vì vậy nhiều bệnh nhân thường lo sợ không dám ăn. Vậy ăn kiêng liệu có thực sự tốt đối với bệnh đái tháo đường không? Chế độ ăn như thế nào mới đúng?
1. Ăn kiêng có tốt cho bệnh đái tháo đường?
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ăn kiêng, nhiều người nghĩ rằng ăn kiêng là giảm khẩu phần ăn, ăn ít đi và kiêng rất nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên điều đó không thực sự tốt cho bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn kiêng khoa học và lành mạnh mới thực sự tốt cho căn bệnh này. Vậy phải ăn kiêng như thế nào cho đúng?
- Ăn kiêng các thực phẩm làm tăng đường máu quá nhanh
Bệnh nhân đái tháo đường cần kiêng rượu bia và các chất kích thích. Cần kiêng các loại đường hóa học, đường hấp thu nhanh có trong bánh kẹo, nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả đóng chai, các thực phẩm chế biến sẵn.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng không nên ăn các thực phẩm quá ngọt như mít, sầu riêng, nhãn, vãi, chuối.
- Ăn kiêng để duy trì cân nặng lý tưởng
Không phải bệnh nhân đái tháo đường nào cũng thừa cân, béo phí. Việc duy trì cân nặng lý tưởng đảm bảo BMI trong giới hạn bình thường rất quan trọng. Vì vậy nếu thừa cân thì cần ăn kiêng + tập luyện thể dục thể thao để giảm bớt cân nặng, giúp kiểm soát đường máu tốt hơn.
- Ăn kiêng nhưng đảm bảo đủ lượng calo
Nhu cầu calo năng lượng của mỗi người thường khác nhau, tùy thuộc giới, đặc điểm công việc. Thông thường nhu cầu calo ở nữ là 30-35calo/kg/ngày, ở nam giới là 35-40 calo/kg/ngày.
Nếu bệnh nhân là người lao động chân tay, vận động viên hay những công việc tiêu tốn nhiều năng lượng thì cần phải tăng lượng calo lên. Còn với người già, người có lối sống tĩnh tại, ít vận động thì giảm lượng calo xuống.
- Ăn kiêng nhưng vẫn cân đối các thực phẩm
Bệnh nhân tiểu đường vẫn cần bổ sung đủ các nhóm chất như Glucid, Lipid, Protid, Vitamin và các chất khoáng mỗi ngày.
Về Glucid: chiếm ¼ khẩu phần ăn mỗi ngày
Các thực phẩm cung cấp glucid không chỉ là gạo, cơm mà còn bao gồm cả các loại mỳ, miến, bánh mỳ, khoai tây, khoai lang…
Về Protid - Lipid: chiếm ¼ khẩu phần ăn mỗi ngày
Các thực phẩm giàu protid chủ yếu là thịt động vật, trứng, sữa. Ngoài ra có trong 1 số loại hạt như hạnh nhân, macca, óc chó… Đối với bệnh nhân đái tháo đường nên ưu tiên đạm thực vật, sử dụng thịt trắng(cá, tôm, gà) và hạn chế thịt đỏ(chó, mèo, bò, dê).
Về vitamin, chất xơ: chiếm ½ khẩu phần ăn mỗi ngày
Bệnh nhân đái tháo đường nên tăng cường ăn rau xanh như súp lơ, bắp cải, rau diếp, rau bina, các loại rau cải. Nên ăn các món hấp luộc rau, hạn chế đồ xào nhiều dầu mỡ.
2. Ăn kiêng sai cách có thể gây hại gì cho sức khỏe?
Nếu bệnh nhân đái tháo đường ăn kiêng sai cách, cắt giảm quá nhiếu khẩu phần ăn mỗi ngày hoặc kiêng quá nhiều loại thực phẩm có thể gây ra nhiều hậu quả như sau:
- Biến chứng hạ đường huyết
Kiêng kem quá mức mà vẫn dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết rất nguy hiểm. Các biểu hiện có thể gặp như bụng đói cồn cào, chân tay run, vã mồ hôi, người lạnh. Nếu không xử lý kịp thời có thể rơi vào tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong nếu đường máu quá thấp.
- Thiếu dinh dưỡng
Do bổ sung các nhóm chất không đồng đều có thể gây thiếu dinh dưỡng. Tùy theo nhóm chất thiếu mà gây ra các biểu hiện khác nhau.