THẢO DƯỢC QUÝ TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh đái tháo đường, tiểu đường đã không còn xa lạ đối với người dân chúng ta với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Khi bị đái tháo đường cần phải ăn uống kiêng khem, sử dụng thuốc hàng ngày đều đặn nhưng kết quả không phải lúc nào cũng như ý. Đừng lo, những thảo dược dưới đây sẽ hỗ trợ bạn điều trị bệnh tiểu đường.
1. Dây thìa canh
- Tên khoa học: Gymnema sylvestre (lá nhỏ); Gymnema latifolium (lá to)
- Tác dụng:
Cho tới nay có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của dây thìa canh đối với căn bệnh tiểu đường ở cả Việt Nam và trên thế giới. Theo những nghiên cứu đó trong dây thìa canh có chứa hoạt chất gymnemic acid có tác dụng làm tăng tiết insulin ở tuyến tụy, ức chế hấp thu glucose ở ruột và làm tăng khả năng sử dụng đường ở các cơ quan đích giúp hạ đường máu hiệu quả.
Trường ĐH Dược HN đã tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang tên “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây dây thìa canh lá to” do PGS.TS Trần Văn Ơn làm chủ nhiệm. Kết quả cho thấy hiệu quả hạ đường huyết rất tốt với các bệnh nhân.
- Cách sử dụng
Dùng dây thìa canh tươi hoặc phơi sấy khô sắc nước uống hàng ngày.
2. Thiên hoa phấn
- Tên khoa học: Radix Trichosanthis
- Tên đông y: qua lâu căn(rễ phình ra của củ cây qua lâu)
- TÍnh vị: Vị ngọt chua, tính hàn quy kinh Phế, Vị, Đại tràng
- Tác dụng
Theo đông y thiên hoa phấn có tác dụng thanh phế hóa đờm, tăng bài tiết tân dịch dùng điều trị các chững khát, tiểu đường, tan máu ứ, lở độc sưng tấy.
Theo nhiều nghiên cứu thiên hoa phấn có tác dụng hạ đường huyết nhờ hoạt chất Trichosanthin. Khi uống thiên hoa phấn bệnh nhân thường không còn cảm giác khát và khô họng. Thường kết hợp các vị thuốc khác như Hoài sơn, Mạch Môn, Sinh địa… để tăng hiệu quả.
- Cách dùng:
Sắc uống mỗi ngày
3. Cỏ ngọt
- Tên khoa học: Radix Trichosanthis
- Tác dụng
Cỏ ngọt có vị ngọt độc đáo cao gấp 300 lần mía nhưng không bị nhiệt phân, không lên men được và có độ PH ổn định. Đặc biệt cỏ ngọt tuy ngọt nhưng không mang năng lượng, và chất steviosides trong cỏ ngọt không làm tăng đường máu. Chính vì vậy cỏ ngọt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, những người rất thèm đồ ngọt mà không dám ăn.
- Cách dùng:
Mỗi ngày dùng khoảng 2.5g cỏ ngọt phơi khô sắc với 200ml nước uống hàng ngày.
Có thể dùng cỏ ngọt để nấu chè hoặc chế biến món ăn cho người tiểu đường.
4. Mướp đắng
- Tên khoa học: Momordica charantia
- Tên đông y: khổ qua. Có vị đắng tính hàn tác dụng thanh nhiệt
- Tác dụng:
Theo nhiều nghiên cứu quả mướp đắng, nhất là mướp đắng rừng có khả năng kiểm soát đường máu hiệu quả, giúp làm giảm HbA1c rất tốt. Trong mướp đắng có chứa các hoạt chất quý như charantin có tác dụng hạ đường máu, vicine và polypeptide –p có tác dụng tương tự insulin. Ngoài ra trong mướp đắng còn chứa hoạt chất lectin giúp ngăn ngừa sự thèm ăn.
- Cách dùng
Ăn sống: Thái lát bỏ ngăn mát tủ lạnh rồi ăn sống kèm với ruốc rất ngon miệng
Uống nước ép/ xay sinh tố
Chế biến món ăn: mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng
Ngoài các thảo dược trên theo kinh nghiệm dân gian còn sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng hạ đường máu như lá xoài, giảo cổ lam, cần tây… Nói chung các thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ và vẫn cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ.