Các vị thuốc từ cây thuốc Ngưu bàng

Ngưu bàng nổi tiếng là một loại rau trong bữa ăn của người Nhật với nhiều món ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, hạt và rễ ngưu bàng còn có giá trị làm thuốc. Cùng tìm hiểu loại cây thuốc này nhé! 

CÁC VỊ THUỐC TỪ CÂY THUỐC NGƯU BÀNG

Ngưu bàng nổi tiếng là một loại rau trong bữa ăn của người Nhật với nhiều món ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, hạt và rễ ngưu bàng còn có giá trị làm thuốc. Cùng tìm hiểu loại cây thuốc này nhé! 

1. Mô tả cây ngưu bàng

- Đặc điểm: Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rông. Hình tim, đường kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.

- Thành phần hóa học: Qủa chứa chất béo, glucid (acttin) , alkaloid (lappin). Rễ có chứa 57% insulin, 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.

- Tác dụng dược lý: Chiết xuất các thành phần từ lá ngưu bàng dùng để làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da. Sử dụng rễ để điều trị bệnh tiểu đường.

2. Vị thuốc Ngưu bàng tử

- Ngưu bàng tử là quả của cây ngưu bàng, có hình kim, nhỏ, màu xám.

- Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng tính hàn. Quy kinh phế và vị

- Công năng: trừ phong, tán nhiệt, tuyên phế.

- Chủ trị: Thúc mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Điều trị viêm họng, viêm Amidan (phong chẩn yết hầu sưng đau, ung thũng), chữa ngoaị cảm.

Bài thuốc có ngưu bàng tử:

- Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc. Dùng để chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù.

- Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g, hạ khô thảo 10g. Dùng để làm dịu họng, chữa viêm họng, viêm amidan.

- Thúc sởi, tống độc dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.

3. Vị thuốc Ngưu bàng căn

- Ngưu bàng căn là rễ của cây ngưu bàng, thường được chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng.

- Tính vị: có vị đắng, cay, tính hàn.

- Công năng: lợi tiểu (loại acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng với một số bệnh ngoài da.

Món ăn, bài thuốc từ ngưu bàng căn: 

- Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.

- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.

- Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ.

Tuy ngưu bảng tử, rễ ngưu bàng có nhiều tác dụng hữu ích, nhưng lại có tính hàn. Vì vậy, những người tỳ vị hư hàn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, tay chân lạnh không nên dùng. Qúy vị độc giả tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ 

Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, số 5-7  khu tập thể thủy sản

ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995

Hoài Thu (Thọ Xuân Đường)


Điện thoại liên hệ:0943.986.986