CHỮA DẠ DÀY ĐƠN GIẢN BẰNG CHÈ DÂY RỪNG
Bệnh dạ dày có tỉ lệ mắc rất cao trong nhân dân, chính vì vậy rất nhiều người đi săn lùng các vị thuốc giúp điều trị dạ dày. Trong đó phải kể đến như dạ dày nhím, lá khôi tía, lá dạ cẩm, nghệ vàng, chè dây rừng… Mỗi loại thảo dược thuốc quý đều có những ưu nhược điểm nhất định, được nhiều người đánh giá tốt phải kể đến chè dây rừng. Cùng tìm hiểu về cây thuốc nam quý này cùng Thọ Xuân Đường.
1. Đặc điểm cây dược liệu
Chè dây hay còn gọi là trà dây là một cây mọc hoang ở rất nhiều nơi khắp nước ta, hiện nay cũng được nhân giống và trồng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ Nho (Vitidaceae), còn được gọi với nhiều tên khác nhau như bạch liễm, khau rả… Cây phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, ở Việt Nam cây mọc nhiều ở vùng đồi núi cao như Cao Bằng, Sa Pa và vùng núi phía Bắc.
Cây chè dây là loài thực vật 2 lá mầm, có dạng thân leo nhưng không hề mềm yếu. Phần thân và cành của cây khá cứng, phần lá rất đặc biệt. Lá mọc so le nhau, có nhiều lá chét, viền lá răng cưa nhỏ. Trên bề mặt lá có nhiều đốm trắng loang lổ, nhất là sau khi phơi khô nhìn càng rõ hơn khiến nhiều người nghĩ rằng bị mốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết phần loang lổ này là do nhựa lá cây tiết ra, càng nhiều nhựa thì càng nhiều hoạt chất và tác dụng càng tốt.
Vào khoảng tháng 4-5 giữa mùa hè thì cây bắt đầu ra hoa, từng cụm hoa màu trắng bé xíu nhìn rất đẹp mắt. Cuối hè và mùa thu đậu quả tròn, khá mọng nước, khi chín quả có màu đen.
Theo các nghiên cứu chè dây có nhiều hoạt chất flavonoid toàn phần, trong đó có myricetin. Ngoài ra còn có tanin, đường.
2. Một số nghiên cứu về tác dụng của chè dây
Theo kinh nghiệm dân gian trà dây có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày, giúp an thần ngủ ngon. Một số chuyên gia, nhà khoa học đã dựa vào đó để nghiên cứu tác dụng chè dây. Một số nghiên cứu nổi bật như sau:
• Đề tài nghiên cứu cấp bộ của PGS Phạm Thanh Kỳ, Đại học dược Hà Nội (1990-1995)
- Tên đề tài: Nghiên cứu cây chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng.
- Kết quả đề tài: Nhóm nghiên cứu đã xác định thành phần hóa học chính trong cây chè dây là flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm axit dịch vị, làm liền vết loét và có tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng và xây dựng quy trình bào chế ra thuốc ampelop.
• Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của PGS.TS Vũ Nam - PGĐ bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự
- Tên đề tài: Đánh giá tác dụng của trà dây với bệnh loét dạ dày, hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu.
- Kết quả đề tài: Thời gian hết đau trung bình của chè dây là 9 ngày, khả năng làm liền ổ loét lên tới 79.555. Trên xét nghiệm giải phẫu bệnh chè dây có tác dụng diệt vi khuẩn HP dạ dày với tỉ lệ 42.5%; chè dây làm hết viêm niêm mạc dạ dày đạt 23.25%, chè dây không có tác dụng không mong muốn.
3. Tác dụng của chè dây
Qua nhiều nghiên cứu của các y bác sĩ cũng như đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, thực nghiệm bệnh nhân sử dụng chè dây đã chứng minh cây chè dây có rất nhiều tác dụng tốt:
• Tác dụng điều trị các bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Thanh nhiệt, mát gan, giải độc, sạch miệng, nhuận tràng.
Trung hòa axit dạ dày.
Giảm đau dạ dày, trào ngược, ợ hơi, ợ chua.
Kháng khuẩn, làm sạch vi khuẩn HP.
Làm lành ổ loét.
Chống viêm.
• Tác dụng an thần nhẹ, giúp ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc
• Không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sinh sản và các cơ quan trong cơ thể.
Nói chung tác dụng của chè dây trong điều trị bệnh rất tốt, cần được nhân rộng và phát huy. Để có liệu trình điều trị đau dạ dày tích cực, phối hợp chè dây cùng các thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị bạn nên tới nhà thuốc Thọ Xuân Đường để được tư vấn cụ thể hơn.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Địa chỉ: số 5-7 ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995