Củ súng – nhân sâm dưới nước ít ai ngờ Việt Nam cũng có

Có nhiều cây cỏ quanh nhà làm thuốc mà không phải ai cũng biết cách dùng và sử dụng. Cùng tìm hiểu một vị thuốc được mệnh danh là nhân sâm dưới nước có tác dụng tốt ít ai ngờ, đó chính là củ súng – tên thuốc là Khiếm thực.

CỦ SÚNG – NHÂN SÂM DƯỚI NƯỚC ÍT AI NGỜ VIỆT NAM CŨNG CÓ

Có nhiều cây cỏ quanh nhà làm thuốc mà không phải ai cũng biết cách dùng và sử dụng. Cùng tìm hiểu một vị thuốc được mệnh danh là nhân sâm dưới nước có tác dụng tốt ít ai ngờ, đó chính là củ súng – tên thuốc là Khiếm thực.

1. Mô tả dược liệu

Cây súng có tên khoa học là Semen Euryale Ferox phân bố ở Trung Quốc, ở nước ta còn sử dụng cả cây súng Nymphaea stellate Wild, cả 2 cây này đều thuộc họ Súng Nymphaeaceaevà có tác dụng khá giống nhau. 

Semen Euryale Ferox

Nymphaea stellate Wild

Cây thường mọc hoang ở các đầm lầy, ao hồ không quá sâu nước, ngày nay còn được trồng nhiều trong các đầm, ao, giếng chùa miếu. Cây súng sống quanh năm, không theo mùa, lá bản rộng nhìn tròn có cuống, nổi ở trên mặt nước, mặt trên lá màu xanh để quang hợp, mặt dưới lá có màu tím hoặc nâu đậm do bị phủ rong rêu. Khi bẻ lá có dạng hơi xốp. 

Cây súng thường ra hoa vào mùa hè, cành hoa xuất phát từ gốc trồi lên khỏi mặt nước, mỗi cành có một hoa thường nở vào sáng sớm, buổi chiều hoa cúp lại. Hoa có nhiều cánh xếp từng lớp như hoa sen, sắc hoa tím đẹp mắt. Quả cây súng hình cầu có chóp, mặt ngoài có gai, hạt chắc hình cầu có vỏ đen, thịt trắng ngà. Hạt này chính là vị thuốc Khiếm thực của Trung Quốc.

Khiếm thực Trung Quốc

Khiếm thực Việt Nam

Ở Việt Nam cây súng không cho quả mà lấy từ củ súng, còn được gọi tên là khiếm thực nam cũng cho tác dụng tương tự.

2. Vị thuốc Khiếm thực nam

Sử dụng thân rễ hay còn gọi là củ súng được phơi sấy khô thu được vị thuốc Khiếm thực nam có hình cầu dài, đường kình 0,4-1cm, mặt ngoài có màu xám nhạt, mặt cắt ngang có màu trắng ngà. Do có hình dạng giống đầu gà nên còn được gọi tên là kê đầu mễ.

• Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu cho biết thành phần bên trong chứa Tinh bột, protid, chất béo, một số khoáng chất khác. Để bảo quản vị thuốc tốt và tăng dược tính cho vị thuốc thì cần phơi sấy khô, sao đó sao vàng rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.

• Tính vị, tác dụng

Trong đông y, vị thuốc Khiếm thực nam có vị ngọt, chát, tính hàn, quy kinh Tỳ, Thận. Tác dụng kiện tỳ, cố tinh, sắp niệu, cầm ỉa chảy, khí hư. 

Theo sách Bản thảo cương mục có ghi Khiếm thực chỉ khát, ích thận, chữa thận hư, khí nhược, tiểu tiện đục, điều trị bệnh di tinh, mộng tinh, điều trị thần kinh suy nhược, lợi thấp. 

Theo sách Đông dược học thiết yếu Khiếm thực trị đới hạ, di tinh, tiểu nhiều, lưng đau gối mỏi, bổ tỳ, thận tráng dương, xuất tinh sớm, chứng đi tiểu đêm, không điều khiển được đi tiểu…

• Ứng dụng lâm sàng

Ngày nay theo đông y Khiếm thực được sử dụng trong các trường hợp:

- Hỗ trợ điều trị di tinh do thận hư, tự di hay mộng tinh. Phối hợp cùng Long cốt, Mẫu lệ.

- Hỗ trợ điều trị chứng người già đi tiểu tiện luôn, trẻ em đái dầm

- Cầm ỉa chảy do tỳ hư.

• Liều lượng  - Cách dùng

Liều dùng khiếm thực 4-8g/ngày (đã phơi sấy khô sao vàng)

Sắc uống: Tùy theo từng tình trạng bệnh mà sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác, sắc uống hàng ngày.

3. Một số món cháo từ khiếm thực

• Cháo khiếm thực – Hạt sen

- Nguyên liệu: Hạt sen 50gram, Khiếm thực 50gram

- Cách nấu: Hạt sen bỏ tâm, khiếm thực rửa sạch và ngâm khoảng 1 giờ, sau đó cho cả 2 vào nồi ninh cho mềm, có thể thêm 1 chút gạo để nấu thành cháo dễ ăn hơn. Sau khi chín mềm thêm gia vị vừa ăn.

- Tác dụng: kiện tỳ cố tinh.

• Cháo khiếm thực – phục linh

- Nguyên liệu: Khiếm thực tươi 15gam, Phục linh 10gam, gạo tẻ 1 nắm.

- Cách nấu: Gạo tẻ rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 3-4 giờ. Phục linh và khiếm thực dùng chày giã nhỏ hoặc cho vào xay mịn, cho nước vào sắc trước cho ra hoạt chất rồi thêm gạo tẻ vào. Đun đến khi gạo chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1-2 bát trong 1 tuần liền.

- Tác dụng: Chữa các chứng thận hư khí nhược.

• Cháo Khiếm thực – Bầu dục lợn

- Nguyên liệu: Khiếm thực 50gram, Bầu dục 1 quả

- Cách nấu: Bầu dục thái miếng mỏng hoặc băm nhỏ, khiếm thực xay nhỏ vụn, cho khiếm thực vào nồi đun sôi rồi mới cho bầu dục vào, ninh cho chín mềm thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

- Tác dụng; Chữa tỳ yếu ăn uống kém, thận hư tiểu đêm nhiều.

Khiếm thực có nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên không phải ai cũng dùng được, những người bị táo bón, đại tiện bí kết không được dùng. Ngoài ra tùy theo thể trạng từng người mà sử dụng thuốc gia giảm với liều thích hợp, vì vậy nên tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thuốc.

Để được tư vấn về sức khỏe, quý vị vui lòng liên hệ hotline: 0943 986 986 hoặc 0937 63 8282.

Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)


Điện thoại liên hệ:0943.986.986