Dâu tằm - Bộ phận nào cũng làm thuốc tốt

Nuôi tằm, trồng dâu, ươm tơ, dệt vải là một nghề phổ biến ở nước ta. Chính vì vậy cây dâu tằm không còn xa lạ với mỗi người, tuy nhiên nhiều người chỉ biết hái lá dâu cho tằm ăn, hái quả dâu chín để ăn mà không biết rằng, bộ phận nào của cây dâu cũng có thể làm thuốc đông y được. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

 

Dâu tằm trong đông y

Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa

Bộ phận dùng để làm thuốc đông y:

Lá dâu (tên vị thuốc là Tang diệp)

- Thành phần hóa học: tinh dầu, protein, cacbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin...

- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hàn, quy kinh phế, can.

- Công dụng: Trừ phong thanh nhiệt, thanh can sáng mắt.

- Cách dùng: hái lá về rửa sạch, phơi khô, cho vào sắc uống. Thường kết hợp với các vị thuốc khác.

Cành dâu non (tên vị thuốc là Tang chi)

- Thành phần hóa học: Chủ yếu là Mulberrin, Maclurin, Mulberrochromene, Cyclomulberin, dihydromorin…

- Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính ôn, quy kinh Can

- Công dụng: Trừ phong thấp, thông kinh lạc.

- Cách dùng: Cành non thái đoạn, phơi khô, mang về sắc uống.

Quả dâu  chin (Tên thuốc vị thuốc là Tang thầm)

- Thành phần hóa học: Anthocyan (sắc tố màu đỏ, đen của quả chín), Glucosse, Fructose, vitamin B1, Tanin, protid acid hữu cơ.

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính ôn, quy kinh Tâm, Can, thận.

- Công dụng: Bổ can thận âm, an thần, sinh tân chỉ khát.

- Cách dùng: 

+ Ngâm đường phèn: Dùng quả dâu chin ngâm đường phèn để dùng dần, vừa là món nước giải khát ngon, lại vô cùng bổ dưỡng.

+ Sắc uống: Phơi sấy khô cho vào sắc uống, thường kết hợp các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Vỏ rễ cây dâu (Tên vị thuốc là Tang bạch bì)

- Thành phần hóa học: Morusin, mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberin,n cyclomulberrochromene.

- Tính vị: vị ngọt, tính Hàn, quy kinh phế, Đại trường.

- Công dụng: Lợi tiểu tiêu phù, tả phế bình suyễn.

- Cách dùng: phơi khô sắc uống.

Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây dâu (Tên vị thuốc là Tang kí sinh)

- Thành phần hóa học: Glucosid

- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính bình. Quy kinh Can, Thận.

- Công dụng: Bổ can thận, an thai.

- Cách dùng: Phơi khô trong bóng râm, sắc uống.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu (Tên vị thuốc là Tang phiêu tiêu) 

- Tính vị: vị ngọt, mặn, tính bình

- Quy kinh: Can thận

- Công dụng: Ích thận cố tinh. 

- Cách dùng: 

+ Đem sấy khô, tán bột, trộn thêm đường cát uống hàng ngày.

+  Phơi khô, Sắc uống. Kết hợp các vị thuốc khác.

Bạch cương tàm (con tằm chết tự nhiên do vi khuẩn, xác cứng và trắng như vôi)

- Thành phần hóa học: Ammonium oxalate, chitinase, beauverician, asparagine, fibrinolysin.

- Công dụng: tức phong chỉ kinh, khu phong chỉ thống.

- Cách dùng: 

+ Tán nhỏ thành bột, hòa nước uống.

+ Sắc uống cùng các vị thuốc khác.

Như vậy từ cây dâu có tới 7 vị thuốc, vị thuốc nào cũng có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên dùng đơn độc một vị thì đôi khi không đạt được tác dụng mong muốn. Nên tốt nhất khi có bệnh hãy đến cơ sở y tế để khám và điều trị phối hợp nhiều vị thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

 

Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)

 

 

 


Nguồn: dongythoxuanduong.com.vn

Điện thoại liên hệ:0943.986.986