AI NÊN ĂN RAU MẦM VÀ AI KHÔNG NÊN ĂN?
Rau mầm là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo không phải ai cũng có thể ăn rau mầm vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu xem đối tượng nào nên ăn rau mầm và không nên ăn rau mầm.
1. Rau mầm là gì?
Rau mầm là một loại rau được gieo từ các hạt giống thông thường, nhưng không cho mọc lớn thành cây to, mà gieo hạt thật dày và đợi mọc được 2-3 lá mầm là lấy ra ăn. Rau mầm thường sử dụng hạt của các loại cải khác nhau, ngoài ra có thể dùng hạt rau muống, đậu xanh, đậu đỏ, củ cải…
Rau mầm là rau non nên có giá trị dinh dưỡng rất cao, gấp khoảng 5 lần các loại rau thông thường. Trong rau mầm có nhiều nhiều vitamin B, C, E, các amino acid, chất xơ cần thiết với hàm lượng cao. Chính vì vậy càng ngày rau mầm càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
2. Rau mầm có thể gây nguy hại gì cho sức khỏe
Các loại rau mầm được trồng trong môi trường nóng ẩm khiến các loại vi khuẩn, vi sinh vật có cơ hội phát sinh phát triển rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra một số người còn sử dụng phân bón để kích thích rau mầm mọc khiến dư lượng phân bón còn thừa gây hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, các chuyên gia còn cảnh báo ngộ độc rau mầm do hạt giống. Bởi 1 số loại hạt khi mọc mầm sẽ gây nguy hại sức khỏe như mầm khoai tây, mầm dưa leo, mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, măng… Chính vì vậy không nên sử dụng các loại hạt này để làm rau mầm.
Thêm 1 vấn đề nữa là thời gian thu hoạch của rau mầm chỉ khoảng 7-10 ngày, chưa loại bỏ được tồn dư chất bảo quản trong hạt. Chưa kể một số cơ sở sản xuất còn sử dụng chất kích thích tăng trưởng để ngâm cho hạt mầm nẩy nhanh gây hại cho sức khỏe.
3. Làm thế nào để hạn chế tác hại của rau mầm
Rau mầm rất giàu dinh dưỡng nhất là các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. Chính vì vậy nếu biết cách sử dụng đúng thì rau mầm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Để hạn chế một số nguy cơ độc hại từ rau mầm thì cần chú ý một số vấn đề rau:
- Tự làm rau mầm để sử dụng
Khi tự chế biến và làm rau mầm sẽ loại trừ được nhiều yếu tố nguy cơ như sử dụng phân bón, sử dụng chất kích thích tăng trưởng,
- Lựa chọn cơ sở uy tín
Nếu không thể tự làm rau mầm thì nên mua ở các cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy có giá cao hơn nhưng đảm bảo chất lượng tốt và sức khỏe tốt.
- Nên tránh các rau mầm có đặc điểm bất thường
Cần tránh các loại rau mầm có 1 số đặc điểm bất thường như màu sắc lạ, thân lá ngả vàng, lá rau to xanh bất thường hoặc quá bóng mượt,,,
- Nên sử dụng rau càng sớm càng tốt
Rau mầm không nên để quá lâu, tốt nhất nên ăn càng sớm càng tốt, tốt đa chỉ nên để khoảng 3-4 ngày sau khi thu hoạch. Trong thời gian này cần bảo quản rau ở ngăn mát tủ lạnh.
- Rửa rau kỹ
Để dùng rau cần rửa sạch dưới vòi nước chảy nhiều lần để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 20-30 phút để loại bỏ hóa chất.
- Thận trọng khi ăn
Với người lớn có thể sử dụng rau mầm để ăn sống, còn với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai thì nên nấu chín để ăn, không nên ăn sống.
Như vậy hầu hết mọi người đều có thể sử dụng rau mầm, tuy nhiên cần biết cách chế biến hợp lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.