PHÁP PHƯƠNG ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BẠI LIỆT TRẺ EM
Bại liệt trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt qua đường tiêu hóa gây ra chứng viêm sừng trước tủy sống, hay xuất hiện về mùa hè thu ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.
Theo dong y bại liệt trẻ em là do phong tà thấp nhiệt qua đường phế vị ứ trệ kinh lạc làm khí huyết vận hành không thông. Bệnh lâu ngày khiến gân cơ không được nuôi dưỡng sinh chứng bại liệt. Các phương pháp chữa bệnh áp dụng ở thời kì đầu và giai đoạn di chứng bại liệt.
1. Giai đoạn khởi phát
Chứng trạng: Người phát sốt, nhức đầu toàn thân không nhanh nhẹn, ho, đau họng, ăn uống kém, nôn mửa, tiêu chảy. Sau 1 đến 4 ngày các triệu chứng giảm dần. Với các triệu chứng không điển hình này rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác, chủ yếu phải dựa vào đặc điểm dịch tễ.
Pháp chữa: giải biểu thanh nhiệt/tân lương giải biểu
Phương chữa:
- Bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm: Kim ngân hoa 6g, Rễ cỏ tranh 10g, Bồ công anh 10g, Cam thảo đất 19g, Liên kiều 10g, Cỏ nhọ nồi 10g, Sa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang
- Bài thuốc Ngân kiều thang gia giảm: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 6g, Cát cánh 2g, Bạc hà 2g. Kinh giới 6g, Ngưu bàng 6g, Lô căn 6g, Đậu xị 8g, Cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu ho gia thêm Tiền hồ 8g, Trúc nhự 4g.
Phương châm: châm các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Âm lăng tuyền. Nếu nôn mửa thêm Túc Tam lý, Nội quan. Nếu ho thêm Phế du, Liệt khuyết.
2. Giai đoạn bệnh trước khi liệt
Chứng trạng: Sau khi hạ sốt vài ngày, sốt lại tăng cao, đau nhức đầu, lưỡi đỏ, nôn mửa, đau khắp mình mẩy, sau đó 4-6 ngày xuất hiện liệt.
Đông y cho rằng phong thấp xâm phạm vào kinh mạch mà gây ra các triệu chứng này
Pháp chữa: hóa thấp thanh nhiệt, khu phong thông lạc
Phương thuốc:
- Bài thuốc kinh nghiệm: Sừng trâu 8g, Sinh địa 12g, Kim ngân 16g, Chỉ tử 8g, Huyền sâm 8g, Tang chi 12g, Địa long 8g, Thạch xương bồ 8g, Lá tre 12g, Hoạt thạch 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc Linh dương giác thang: Sừng dê 6g, Liên kiều 8g, Sinh địa 12g, Trúc diệp 12g, Xương bồ 6g, Uất kim 8g, Huyền sâm 12g, Chi tử 8g, Kim ngân 16g, Hoạt thạch 8g, Hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu sốt ra mồ hôi nhiều thêm Quế chi 2g, Thạch cao 40g. Nôn mửa thêm Hoắc hương 12g, Hậu phác 8g.
Phương châm: châm các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Âm lăng tuyền. Nếu nôn mửa thêm Túc Tam lý, Nội quan. Nếu ho thêm Phế du, Liệt khuyết.
3. Giai đoạn di chứng bại liệt
Chứng trạng: Sốt hạ, các cơ bắt đầu bị liệt, hay gặp nhất là cơ ở chi dưới. Mức độ và vị trí bị liệt tùy theo tổn thương ở sừng trước tủy. Sau 6 tháng đến 1 năm có thể phục hồi, có thể cả chi, 1 số cơ bị liệt.
Đông y cho rằng giai đoạn này khí huyết kém, không nuôi dưỡng được cơ nhục.
Pháp chữa: bổ dưỡng khí huyết, cơ nhục
Phương thuốc:
- Hổ cốt hoàn: Cao xương hổ 40g, Phụ tử chế 20g, Cao quy bản 40g, Đương quy 20g, Hoàng kỳ 40g, Phá cố chỉ 20g, Tục đoạn 40g, Bạch truật 40g, Ngưu tất 40g, Toàn yết 12g, Phục linh 40g, Trần bì 20g, Xuyên khung 40g, Phòng phong 20g, Ngũ gia bì 20g. Tán bột hoàn thành viên, uống mỗi ngày 6-10g.
Phương châm: Sử dụng các huyệt tại chỗ, a thị huyệt. Toàn thân châm Túc Tam lý, tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải
Ngoài ra kết hợp thủy châm vitamin 3B vào vùng huyệt chỗ cơ bị liệt. Kết hợp xoa bóp chấm huyệt, tập vận động để tăng cường dinh dưỡng, phục hồi vận động cho hệ cơ xương khớp.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về sức khỏe và quy cách khám chữa bệnh, quý vị vui lòng liên hệ đông y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995