TĂNG ĐỘNG VÀ HIẾU ĐỘNG KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Từ trước tới nay mọi người thường thấy tự hào và vui vẻ khi con mình hiếu động, ham học hỏi, chịu khó tìm hiểu và vận động tốt. Tuy nhiên có nhiều bé nghịch ngợm, không chịu ngồi yên 1 chỗ, thích ngọ nguậy chọc phá mọi người, hay mất tập trung thì có thể mắc chứng tăng động giảm chú ý. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 tình trạng này?
1. Tìm hiểu về tăng động
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn chức năng hoạt động ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc hội chứng này không bị xếp vào nhóm trẻ bị khuyết tật, nó liên quan đến não bộ của trẻm khiến trẻ khó kiểm soát hành vi của mình, hiếu động thái quá và giảm sự chú ý nhanh chóng.
• Biểu hiện của tăng động giảm chú ý
Trẻ rất khó để tập trung
Vận động liên tục mọi lúc mọi nơi
Luôn bồn chồn, nóng nảy, vội vàng
Không thể chờ đợi hoặc ngồi yên quá lâu.
Không biết nghe lời, không thực hiện nhiệm vụ được giao, hay mắc lỗi dù đã được nhắc nhở
Thích các hoạt động chạy nhảy, leo trèo, vận động quá mức
Nói nhiều, nói nhanh và hay chen ngang
Thường bị rối loạn giấc ngủ, khó kiểm soát cảm xúc, hay la hét cáu gắt.
Chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ
Các biểu hiện xuất hiện mọi thời gian khiến trẻ học tập khó khăn hơn, trẻ khó kiểm soát được hành vi của mình.
2. Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đối với sự phát triển của trẻ
Do trẻ tăng động giảm chú ý nên ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống
• Học tập:
Do không tập trung chú ý nên đạt kết quả kém. Trẻ thường không quan tâm đến bài giảng của thầy cô giáo mà thường chọc phá, nói chuyện riêng hay chơi đùa trong giờ học… Khi không tập trung thì sẽ không hiểu, không nắm được kiến thức, nên trẻ thường học kém hơn các bạn bè.
• Giao tiếp:
Khó kết bạn, dễ nổi cáu, hung hăng với mọi người. Chính vì vậy rất khó có những người bạn. Chưa kể còn thường xuyên chọc phá và gây xích mích khó chịu với mọi người.
Thường kèm theo nhiều rối loạn về cảm xúc, hành vi. Có thể xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến các hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.
• Tương lai sau này
Nếu không được điều trị sẽ kéo dài chứng này tới tuổi trưởng thành, làm gia tăng tính bạo lực, trẻ dễ dàng sa vào các con đường xấu hoặc lạm dụng chất kích thích, có nguy cơ thất nghiệp hoặc gặp nhiều trở ngại khi làm việc.
Nói chung trẻ tăng động giảm chú ý khác với trẻ hiếu động. Tuy nhiên nhiều bố mẹ còn mơ hồ chưa phân biệt được 2 tình trạng này. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường chia sẻ thông tin, hi vọng có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ và nhận ra các dấu hiệu của trẻ, giúp trẻ có cơ hội được điều trị sớm, sớm hòa nhập cộng đồng.