XEM CHỈ TAY CỦA TRẺ ĐỂ ĐOÁN BỆNH
Trẻ em là một đối tượng bệnh nhân đặc biệt, bởi các em chưa biết nói hoặc nói được nhưng chưa biết diễn tả bệnh. Chính vì vậy xem bệnh cho trẻ em không thể đủ vọng văn vấn thiết mà chủ yếu dựa vào vọng(nhìn), thiết(thăm khám sờ nắn). Cùng tìm hiểu cách xem chỉ tay của trẻ em để biết bệnh
Xem chỉ tay là một phương pháp khám bệnh theo dong y, do các lương y, bác sĩ y học cổ truyền thực hiện, không phải là hình thức xem tay bói toán như nhiều người nghĩ. Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu về phương pháp này nhé!
1. Giới thiệu phương pháp xem chỉ tay
Phương pháp này dùng để xem bệnh cho các trẻ dưới 3 tuổi
Chỉ tay là các đường mạch lạc hiện ra từ hố khẩu đến thẳng mé trên trong ngón tay trỏ được chia ra làm 3 phần
Đốt I ngón trỏ là phong quan
Đốt II ngón trỏ là khí quan
Đốt III ngón trỏ là mệnh quan
Lúc bình thường chỉ văn tay phần nhiều có màu hồng, ẩn nấp bên trong, biểu hiện ra phong quan. Khi có bệnh thì chỉ vân tay biến đổi màu sắc tùy tình trạng hàn nhiệt hư thực, biểu lý của bệnh.
Khi quan sát chỉ tay của trẻ em có thể biết được bệnh đang ở biểu hay lý, bệnh ở hư hay thực rồi quy về bát cương để chẩn đoán bệnh.
2. Cách xem chỉ tay để chẩn đoán bệnh
• Xem chỉ tay nổi hay chìm
Nếu chỉ tay hiện nổi trên bề mặt da ngón trỏ thì bệnh ở biểu
Nếu chỉ tay chìm vào trong da ngón tay trỏ thì bệnh ở lý
• Xem chỉ tay để biết tình trạng hàn nhiệt
Chỉ ngón tay nhợt nhạt là hư hàn
Chỉ ngón tay hồng đỏ phần nhiều là thực nhiệt
Chỉ ngón tay màu đỏ tươi là tà mới xâm nhập bệnh thuộc thực
Màu đỏ nhạt bóng là do hư nhiệt
Chỉ ngón tay màu đỏ bầm hay tím thâm là cực nhiệt
Chỉ ngón tay màu xanh là biểu hiện sự đau đớn hay kinh phong
Chỉ tay màu xanh đen thường là bệnh nặng.
• Xem chỉ tay về độ dài ngắn để tiên lượng bệnh
Chỉ tay xuất hiện ở phong quan là bệnh mới mắc dễ chữa
Chỉ tay xuất hiện ở khí quan là bệnh đang mạnh
Chỉ tay xuát hiện ở mệnh quan là bệnh khó chữa, phần nhiều tử vong
• Xem chỉ tay về độ hoạt trệ
Thầy thuốc vuốt nhẹ từ hố khẩu lên theo đường đi của chỉ vân tay:
- Chỉ vân tay xuât hiện lại ngay là bình thường
- Chỉ vân tay sau 2-3 giây mới xuất hiện trở lại là có bệnh tích trệ
Như vậy dựa vào quan sát chỉ vân tay của trẻ em dưới 3 tuổi, thầy thuốc có thể nắm bắt được tình hình bệnh tật của bé đang ở mức năng hay nhẹ, nông hay sâu. Từ đó kết hợp với các phương pháp khác như quan sát sắc mặt, xem môi miệng răng lợi, xem phân và nước tiểu, xem đờm mũi... để quy về bát cương, chẩn đoán bệnh một cách toàn diện nhất.
Chính vì vậy khi trẻ có vấn đề gì thì không nên dùng các mẹo dân gian để chữa, mà cần đưa tới các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.