CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 09 ngày 19/08/2020
Câu hỏi 1: Tôi bị viêm xoang mãn tính, thấy trên mạng quảng cáo nhiều loại thuốc thảo dược chữa viêm xoang hiệu quả, xin chuyên gia nói rõ về một số bài thuốc chữa viêm xoang bằng Đông y? (Lan Anh - Nam Định).
Tiến sĩ - lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Đông y có nhiều vị thuốc, bài thuốc để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị. Các vị thuốc: Kim ngân hoa: có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, dùng chữa viêm xoang; ngoài ra còn chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, thấp khớp… Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát khuẩn trừ thấp, dùng chữa viêm xoang; ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng.
Cây cứt lợn, còn gọi là hy thiêm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, bổ huyết, dùng để chữa viêm xoang; ngoài ra còn chữa đau lưng, mỏi gối, tê liệt tay chân, nửa người. Tân di, vị cay, tính ấm có tác dụng tán phong nhiệt thượng tiêu, thông khiếu, dùng chữa viêm xoang; ngoài ra còn trị ngạt mũi, nhức đầu do phong hàn, ngạt mũi khó thở, mọc nhọt trong mũi. Rau diếp cá còn có tên là ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn, dùng chữa viêm xoang; ngoài ra còn dùng chữa đinh nhọt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều, viêm phổi, đau mắt đỏ…
Các bài thuốc: Viêm xoang cấp tính: phải thanh phế nhiệt, giải độc là chính; dùng bài thuốc với các vị thuốc kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiêm thảo 16g, ngư tinh thảo 16g. Viêm xoang mạn tính phải dưỡng âm, nhuận táo thanh nhiệt giải độc là chính; dùng bài thuốc với các vị thuốc sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g. Các bài thuốc trên cho 750ml nước sạch sắc kỹ cho tới khi còn 250ml, chia đều thành 3 lần, uống lúc thuốc còn ấm trong ngày.
Câu hỏi 2: Sử dụng đậu đen như nào cho đúng cách thưa chuyên gia? (Trần Hùng - Đồng Tháp).
Tiến sĩ - lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Đậu đen là loại hạt lành tính, tính mát có nhiều tác dụng như giúp giải nhiệt mùa hè, giảm cân và nhiều công dụng khác tốt cho sức khoẻ. Nhưng để đạt được hiệu quả cao thì cần sử dụng đúng cách, vậy dùng nước đậu đen thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Khi dùng đậu đen để nấu nước, nhiều người có thói quen bỏ cả vỏ chỉ giữ lại phần thịt bên trong. Tuy nhiên, việc này vô tình làm giảm tác dụng của nước đậu đen, vì chính phần vỏ mới đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc. Nếu uống nước đậu đã bỏ vỏ, chúng ta chỉ bổ sung được chất dinh dưỡng, còn tác dụng thanh nhiệt, giải độc gần như không có.
Ngoài cách đun nấu thông thường, có thể hãm nước đậu đen như hãm trà. Chỉ cần rửa sạch đậu đen, rang chín và bảo quản kín. Mỗi lần bạn muốn hãm làm nước uống, hãy cho một ít đậu đen vào ly nước nóng và ngâm trong vòng 7 phút là dùng được. Nước đậu đen được chế biến theo cách này cũng có tác dụng mát gan, lợi tiểu, giải nhiệt rất hiệu quả.
Đậu đen là loại thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, kẽm, canxi, sắt, bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, dùng nước đậu đen có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên liên tục ngày nào cũng uống nước đậu đen thay nước lọc, điều đó sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, mà tốt nhất là hãy sử dụng luân phiên, uống 2-3 lần/tuần là tốt nhất. Khi nấu nước đậu đen, chúng ta cũng chỉ nên dùng một lượng vừa phải. Sử dụng 20 – 40 gram đậu đen để nấu thành nước uống là phù hợp.
Bên cạnh đó, những người hay bị lạnh bụng, biểu hiện bên ngoài thường gặp là chân tay lạnh, thiếu lực, đôi khi có triệu chứng đi ngoài phân lỏng là người có thể chất hàn lạnh, cần thận trọng khi dùng nước đậu đen vì nó có tính mát, hàn. Việc dùng nước đậu đen có thể khiến triệu chứng nặng thêm, ảnh hưởng hệ tiêu hóa… Người đang trong quá trình dùng thuốc thì không nên dùng nước đậu đen vì sẽ giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Người già và trẻ em (những người có thể trạng yếu) sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen, nếu dùng đậu đen sẽ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Câu hỏi 3: Bệnh Loạn dưỡng cơ duchener có thể điều trị thành công và khỏi hẳn không? (Hồng Hạnh - Bình Định).
Tiến sĩ - lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Loạn dưỡng cơ duchenne là bệnh do khiếm khuyết về gen chỉ biểu hiện ở bé trai. Bệnh gây ra các triệu chứng đi lại khó khăn, dễ vấp ngã, bắp chân to, đau mỏi chân, teo cơ, lâu dần có thể gây biến chứng teo cơ, nhược cơ toàn thân ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý, sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Đây là bệnh Tây y chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Y học cổ truyền xếp bệnh này vào nuy chứng. Bệnh do can thận hư gây nên. Phép chữa cần ôn bổ can thận, dưỡng cân thông mạch.
Nhà thuốc Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm gần 400 năm làm nghề y đã điều trị hiệu quả cho rất nhiều trường hợp bị loạn dưỡng cơ, hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu của chúng tôi là kết hợp giữa thuốc Nam (dưới dạng thuốc thang, thuốc viên) và châm cứu "thần châm", phục hồi chức năng. Trước hết giúp các bé phục hồi sức cơ, cải thiện chức năng vận động để bé có thể vận động trở lại, giảm dần các chỉ số men cơ, men gan, điều trị kiên trì tiến đến kiểm soát và ổn định bệnh lâu dài, nâng cao chất lượng sống cho bé.
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282