CHỮA XƠ CỨNG BÌ BẰNG NAM Y VÀ CẤY CHỈ TẠI THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Theo y học cổ truyền bệnh xơ cứng bì thuộc phạm vi chứng “Ma mộc”. Vật chất di truyền, hệ miễn dịch, hormone nội tiết ứng với “tiên thiên” (tinh, khí bẩm thụ từ cha mẹ) của Y học cổ truyền. Bệnh xơ cứng bì là do tiên thiên bất túc, bẩm tố can thận hư, lâu ngày dẫn đến chính khí hư suy ngoại tà (phong, hàn, thấp) xâm nhập, làm khí huyết, kinh lạc bế trở sinh bệnh. Dưới đây là một bệnh nhân nam 55 tuổi ở Ứng Hòa – Hà Nội bị bệnh xơ cứng bì may mắn phát hiện sớm điều trị theo phác đồ của Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang, mời độc giả theo dõi toàn cảnh kỹ thuật cấy chỉ vào những huyệt vị ngăn chặn sự phát triển lây lan của bệnh.
Tổng quan bệnh Bệnh xơ cứng bì
Bệnh xơ cứng bì là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tên khoa học là Scleroderma, đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: ống tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp.
Hậu quả của hiện tượng lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và các cơ quan khác trong cơ thể sẽ gây ra dày cứng da, tổn thương và suy giảm chức năng của các nội tạng. Bệnh thường khởi phát ở tuổi từ 30 - 50 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
Nam Y chữa xơ cứng bì
Theo y học cổ truyền bệnh xơ cứng bì thuộc phạm vi chứng “Ma mộc”. Vật chất di truyền, hệ miễn dịch, hormone nội tiết ứng với “tiên thiên” (tinh, khí bẩm thụ từ cha mẹ) của Y học cổ truyền. Bệnh xơ cứng bì là do tiên thiên bất túc, bẩm tố can thận hư, lâu ngày dẫn đến chính khí hư suy ngoại tà (phong, hàn, thấp) xâm nhập, làm khí huyết, kinh lạc bế trở sinh bệnh.
Nam Y với sự kết hợp tinh hoa của Y học cổ truyền và những tiến bộ của Y học hiện đại đã nghiên cứu về bệnh học và các phương pháp điều trị bệnh trên quy luật sinh học và y học môi trường đã có những thành tựu to lớn trong điều trị các bệnh khó trong đó có xơ cứng bì.
Theo Nam y bệnh xơ cứng bì chủ yếu sinh ra do môi trường ô nhiễm và chế độ ăn uống sai nên đã làm rối loạn miễn dịch và hệ thống của cơ thể.
Những bệnh nhân xơ cứng bì đến với Nam Y đều được thăm khám tỉ mỉ bằng “thất chẩn” của Nam Y bao gồm:
- Chẩn đoán của Y học hiện đại: Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trên lâm sàng và cận lâm sàng.
- Tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết của Y học cổ truyền.
- Chẩn đoán kinh lạc bằng cách đo nhiệt độ các tỉnh huyệt ở đầu ngón tay, ngón chân bằng máy móc hiện đại.
- Chẩn đoán mức độ tổn thương nông sâu của toàn bộ cơ thể.
Những nguyên tắc điều trị xơ cứng bì theo Nam Y bao gồm:
- Giải độc tế bào, điều hòa nội môi, cân bằng các quá trình đồng hóa, dị hóa của cơ thể.
- Dùng thuốc Nam Y có tác dụng bổ can thận, khí huyết để điều trị bản (gốc bệnh) nâng cao thể trạng.
- Dùng các vị thuốc trừ hoạt huyết, trừ phong, hàn, thấp thư cân chống co cứng để phục hồi thương tổn, điều trị các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
- Các loại thuốc bôi được chế từ các loại Nam dược giúp phục hồi vùng da bị xơ cứng.
- Mai hoa châm là phương pháp dùng kim mai hoa (5-7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu cán gỗ) gõ trên mặt da. Nam Y sử dụng mai hoa châm để điều trị bệnh xơ cứng bì, gõ lên mặt da bị tổn thương 1 – 2 lần/ tuần có tác dụng rất tốt.
- Chế độ ăn sống một số loại rau củ (rau húng, dưa leo, cà chua, ớt chuông…) để phòng chống các bệnh chuyển hóa, ung thư, miễn dịch. Ăn thực phẩm giàu Nitrit oxyd (NO) là cần thiết bởi đặc tính sinh học của NO giúp lưu thông mạch máu, rất tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì có hội chứng Raynaud. Để có bữa ăn giàu NO cần chuẩn bị các loại đậu đỗ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều… ngâm với nước 2 – 4h bỏ vỏ và thực hiện nguyên tắc “ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm”.
- Tư vấn cho bệnh nhân chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ ấm cơ thể, giữ ấm bàn tay, luôn lạc quan, tránh căng thẳng, stress, xúc động quá mạnh.
Bệnh xơ cứng bì hiện nay y học hiện đại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì vậy nên việc điều trị đặc hiệu còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu lệ thuộc nhóm thuốc Corticoid để kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch và giảm đau giảm co cứng. Nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao và các bệnh nấm). Đặc biệt, nếu dùng Corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận. Bởi lẽ, tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết và như thế là rất nguy hiểm.
Sau nhiều năm nghiên cứu và điều trị thực tế bằng quy luật sinh học và y học môi trường, Nam Y đã điều trị thành công nhiều trường hợp bệnh nhân mắc xơ cứng bì, phương pháp đơn giản ít tốn kém và ít tác dụng phụ, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đối với những bệnh khó, Nam Y sẽ tiếp tục không ngừng nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những phương pháp tốt nhất, chi phí thấp nhất để chữa bệnh cứu người.
Dưới đây là một bệnh nhân nam 55 tuổi ở Ứng Hòa – Hà Nội bị bệnh xơ cứng bì may mắn phát hiện sớm điều trị theo phác đồ của Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang, mời độc giả theo dõi toàn cảnh kỹ thuật cấy chỉ vào những huyệt vị để ngăn chặn sự phát triển của bệnh:
Gia Nhân