Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

SKCĐ - Các giai đoạn tế bào ung thư di căn

Thứ hai, 10/04/2023 | 10:48

Ung thư là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các bệnh gây ra khi các tế bào bất thường phân chia nhanh chóng, xâm lấn và lan tràn sang các mô và cơ quan khác của cơ thể. Đây là một trong số những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Khi nhắc đến ung thư, điều chúng ta thường lo lắng và quan tâm nhiều nhất đó là sự di căn của tế bào ác tính. Di căn được coi là giai đoạn muộn của bệnh lý ung thư. Vậy, làm cách nào để chúng có thể di chuyển và xâm chiếm đến khắp các nơi trong cơ thể như vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây:

 

CÁC GIAI ĐOẠN TẾ BÀO UNG THƯ DI CĂN

Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 29 ngày 08/04/2023

 

​


 

 

Ung thư là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các bệnh gây ra khi các tế bào bất thường phân chia nhanh chóng, xâm lấn và lan tràn sang các mô và cơ quan khác của cơ thể. Đây là một trong số những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Khi nhắc đến ung thư, điều chúng ta thường lo lắng và quan tâm nhiều nhất đó là sự di căn của tế bào ác tính. Di căn được coi là giai đoạn muộn của bệnh lý ung thư. Vậy, làm cách nào để chúng có thể di chuyển và xâm chiếm đến khắp các nơi trong cơ thể như vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây:

Như chúng ta đã biết, ung thư là tế bào phát triển không tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể mà do một số nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn sao chép, tăng sinh vô hạn của các tế bào này. Việc tăng sinh nhanh chóng như vậy khiến nhu cầu về mặt năng lượng của chúng tăng lên nhanh chóng, từ đây tạo động lực để các tế bào ác tính xâm lấn sang những khu vực khác để tìm “nguồn sống”. Để đi đến nơi chúng muốn đến thì chúng phải trải qua một quá trình bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phát tán và xâm lấn

Bình thường các tế bào biểu mô luôn liên kết chắt chẽ với nhau và với cấu trúc nền ngoại bào để giữ vững cấu trúc ổn định. Nhưng ở những nơi phát sinh các tế bào ác tính thì sẽ có sự chuyển tiếp biểu trung - mô hoặc trung - biểu mô gây ra do những thay đổi sinh hóa trong tế bào làm biến đổi tế bào biểu mô thành tế bào trung mô. Từ đó, các tế bào ung thư mới có khả năng xâm chiếm, chịu được áp lực và di căn đến nơi khác. Việc kết hợp kiểu hình biểu mô và trung mô này giúp cho các tế bào ác tính dễ lưu hành trong hệ thống tuần hoàn, khu trú tại các cơ quan và phát triển thành di căn. Sự chuyển tiếp kiểu hình này diễn ra qua nhiều giai đoạn trung gian khác nhau, đóng vai trò trung tâm trong quá trình di căn, và các tế bào ác tính có kiểu hình trung mô rõ rệt nhất thường nằm gần các tế bào nội mô và tế bào viêm. Các yếu tố thuận lợi giúp hoạt hóa quá trình này bao gồm có thình trạng thiếu dinh dưỡng, áp lực di căn và mức độ bền vững của chất nền ngoại bào.

Các yếu tố thúc đẩy quá trình phát tán và xâm lấn:

Trao đổi chất của các tế bào di căn: các nghiên cứu chuyên sâu đã nhận thấy rằng điều kiện oxy thấp có thể kích hoạt sản xuất các protein thúc đẩy sự lây lan của tế bào ung thư. Thêm vào đó, khi yếu tố gây thiếu oxy tăng cao có thể gia tăng mạch máu ở các khối u, tăng tiết một loại protein VEGF làm tân sinh mạch tại u.

Chuẩn bị vi môi tường di căn: Có một điều chúng ta không thể ngờ tới rằng tế bào ung thư thực sự rất “thông minh”. Từ khi chúng còn là khối u nguyên phát, tế bào ác tính đã có sự lựa chọn cơ quan đích ngay cả trước khi chúng di căn. Chúng giải phóng ra các chất gọi là “yếu tố thúc đẩy sự xâm lấn và di căn” như miRNA, EGFR, Amphiregulin. Chúng tạo ra vi môi trường ở cơ quan đích, thuận lợi cho sự phát triển của chúng sau này. Các tế bào ác tính còn chia sẻ vật chất sinh học với các tế bào lành để “đồng hóa” chúng, làm cho chúng trở nên ác tính hơn.

Yếu tố sinh học: Nghiên cứu  được thực hiện bởi giáo sư Salvador Aznar Benitah và cộng sự, được đăng trên tạp chí Nature, lần đầu tiên xác định một protein đặc biệt có tên là CD36+ trên các tế bào ung thư có khả năng di căn. Loại protein này được tìm thấy ở trên thành tế bào ung thư, chúng có chức năng hấp thụ các acid béo. 

Ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch: chúng ta đã biết hệ miễn dịch chính là hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể. Những năm gần đây, hàng loạt các nghiên cứu có giá trị đã chứng minh tầm quan trọng của hệ miễn dịch đối với bệnh ung thư, đồng thời mở ra những tiềm năng và hướng đi mới trong việc điều trị. Bởi vì, sự có mặt của các tế bào miễn dịch có thể kiểm soát được các tế bào ác tính và tiêu diệt chúng.

Ảnh hưởng của phẫu thuật: điều này có thể là hiểu biết khá quen thuộc khi từ lâu chúng ta đã biết các tế bào ác tính nằn trong máu và nó có khả năng di chuyển theo hệ tuần hoàn hoặc theo đường bạch huyết để đi đến các cơ quan khác. Vậy nên, tỷ lệ di căn vẫn có thể xảy ra khi bệnh nhân đã được cắt khối u nguyên phát. Hơn nữa, việc phẫu thuật có thể làm tăng khả năng này. Thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật cũng có thể thúc đẩy quá trình di căn bằng cách thay đổi môi trường thông qua các Cytokine. 

Giai đoạn 2: Xâm nhập vào mạch máu

Hệ tuần hoàn là một hệ thống mạng lưới dày đặc các mạch máu trải khắp cơ thể. Để hiện thực hóa quá trình di căn để đáp ứng nhu cầu xâm lấn, và di chuyển đến những “vùng đất” mới thì các tế bào ung thư cần phải có quá trình xâm nhập và di chuyển trong hệ tuần hoàn. Quá trình này có thể được diễn ra chủ động hoặc thụ động, phụ thuộc vào tính chất khối u, điều kiện vi môi trường và hệ thống mạch máu. 

Giai đoạn 3: Lưu hành trong hệ tuần hoàn

Trong hệ tuần hoàn, các tế bào ung thư thường di chuyển đơn lẻ hoặc di chuyển thành từng cụm mang theo mô đệm và các tế bào miễn dịch từ khối u nguyên phát. Việc di chuyển thành từng cụm sẽ giúp tế bào ác tính dễ dàng di căn hơn là di chuyển theo từng tế bào đơn lẻ. Quá trình này khá khắc nghiệt đối với các tế bào ung thư di căn. Để thích nghi với điều kiện này chúng thường liên kết với các tế bào bạch cầu, tiểu cầu, ngăn chặn sự hoạt hóa các tế bào miễn dịch, giúp tế bào ung thư tăng khả năng chống chịu áp lực vật lý và tăng khả năng sống xót trong hệ tuần hoàn. Khi di chuyển trong hệ thống tuần hoàn, với điều kiện áp lực cơ học khiến tế bào ung thư di căn bị thay đổi tính chất tạm thời hoặc lâu dài như chất nền ngoại bào trở nên cứng hơn, tế bào bị nén và biến dạng, biến đối protein. Chúng sẽ di chuyển đến khi nào gặp nơi có lưu lượng huyết động thấp sẽ dừng lại và phân mảnh do áp lực dòng chảy của mạch máu, đây là tiền đề thúc đẩy bước tiếp theo trong quá trình di căn đó là thoát mạch.

Giai đoạn 4: Thoát mạch

Nhờ áp lực dòng chảy ở những nơi có lưu huyết động thấp như các mao mạch máu nhỏ, mạch máu bị vỡ ra và các tế bào ung thư thoát ra khỏi lòng mạch. Có một số nơi có tỷ lệ di căn cao hơn so với nơi khác do mạch máu có hình sin và tính thấm mạch máu cao hơn. Ngoài ra, các tế bào ung thư còn thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của tế bào nội mô mạch máu nhằm tạo sự thuận lợi cho việc di căn của chúng.

Giai đoạn 5: Thuộc địa hóa

Ở một môi trường mới, các tế bào ung thư buộc phải có thời gian thích nghi để “lẩn tránh sựu phát hiện của các tế bào miễn dịch Lympho T gây độc tế bào. Thời gian đầu chúng đi vào “trạng thái ngủ đông”. Trạng thái này xảy ra khi tốc độ tăng sinh tế bào bằng tốc độ chết theo chương trình, trạng thái này duy trì được do ức chế gen, ức chế sự hình thành mạch máu, kèm hoạt động tích cực của hệ miễn dịch bao gồm sự có mặt của các tế bào Lympho T gây độc (Tc), tế bào diệt tự nhiên (NK) và đại thực bào. Nhưng một số tế bào ác tính là biết lẩn trốn khỏi các tế bào miễn dịch bằng cách thể hiện kháng nguyên yếu.

Việc điều trị ung thư hiện nay đang cần tiếp cận hướng ngăn chặn từng quá trình trong quá trình di căn của ung thư, để cho chúng không thể thuận lợi di chuyển và xâm lấn sang những khu vực khác trong cơ thể. Đây là hướng điều trị tiềm năng trong đó phải nhắc đến liệu pháp miễn dịch. Và hiện nay, dựa trên việc nắm được cơ chế bệnh sinh và quy luật sinh học của bệnh lý ung thư, nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã áp dụng lâm sàng phương pháp Kỳ Môn Y Pháp nhằm thay đổi những yếu tố thuận lợi để phát triển khối u, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa, làm trong sạch nội môi… Từ đó, đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang

Chủ tịch Viên Nghiên cứu phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam

Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường

 


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Bệnh khó
  3. U, hạch - Ung thư
  4. Kiến thức ung thư

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: