Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

SKCĐ-Có nên sử dụng rau ngót nhật thường xuyên hay không?

Thứ tư, 14/11/2018 | 10:41

Những năm gần đây, cùng với phong trào “Hãy để thức ăn là thuốc, đừng biến thuốc thành thức ăn”, ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác đã xuất hiện một loại rau mới, gọi là "ngót nhật". Thứ rau này nấu canh với thịt lợn, với tôm, với hến ... rất ngon. Phần lớn các tài liệu trên mạng cho rằng: Ngót nhật là cây dân Việt ta vẫn gọi là “lá diễn” và tên khoa học là Dicliptera chinensis (L.)  Ness, thuộc họ Ô rô.  

 

CÓ NÊN SỬ DỤNG RAU NGÓT NHẬT THƯỜNG XUYÊN HAY KHÔNG?

Bài đăng báo Sức khỏe cộng đồng số 39 ngày 14/11/2018

Những năm gần đây, cùng với phong trào “Hãy để thức ăn là thuốc, đừng biến thuốc thành thức ăn”, ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác đã xuất hiện một loại rau mới, gọi là "ngót nhật". Thứ rau này nấu canh với thịt lợn, với tôm, với hến ... rất ngon. Phần lớn các tài liệu trên mạng cho rằng: Ngót nhật là cây dân Việt ta vẫn gọi là “lá diễn” và tên khoa học là Dicliptera chinensis (L.)  Ness, thuộc họ Ô rô.  

Có điều, lá diễn là vị thuốc Nam, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, viêm gan, tiểu tiện nhỏ giọt… Nói cách khác, lá diễn không phải là một vị thuốc bổ, nghĩa là chỉ sử dụng khi bị mắc bệnh. Vậy cây Ngót Nhật có phải là cây Lá Diễn? và sử dụng ngót nhật - lá diễn làm thức ăn thường xuyên thì sẽ ra sao?  
Quan sát hình dạng khóm ngót nhật khi chưa ra hoa,  thì thấy có nhiều điểm giống cây lá diễn: cũng có thân hình vuông với những đốt phồng to tựa như đầu gối, lá cũng mọc đối và có hình trứng  thuôn... 

Thế nhưng khi cây ra hoa, thì ngót nhật và lá diễn có những điểm  khác biệt rõ ràng: (1) Hoa lá diễn mọc ở nách lá hoặc đầu cành, còn hoa ngót nhật chỉ mọc ở đầu cành.  (2) Cụm hoa, tức cách sắp xếp hoa trên cành, của hai cây cũng không giống nhau: Cụm hoa của lá diễn có dạng "xim" (cyme), nghĩa là  giới hạn bởi một bông ở đỉnh, còn cụm hoa ngót nhật có dạng "chùm" (raceme), nghĩa là cụm hoa dài gồm những bông nở từ dưới lên trên và đỉnh ngọn tiếp tục sinh trưởng (không bị giới hạn). (3) Tràng hoa của lá diễn thuộc dạng  "hai môi", còn tràng hoa của rau ngót nhật có dạng "hơi 2 môi", nghĩa là hai môi không tách biệt rõ ràng.

Sau khi quan sát tỉ mỉ, đối chiếu tài liệu, tham vấn chuyên gia, chúng tôi nhận thấy: Tên khoa học chính xác của rau ngót nhật là Asystasia gangetica  (L.) T. Anderson, cũng thuộc họ Ô rô, nhưng không phải lá diễn. 
Trong dân gian, ngót nhật đã được sử dụng làm thuốc dong y từ lâu đời. Theo "Từ điển cây thuốc Việt Nam": Ngót nhật có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun, xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp. Theo “Trung Hoa bản thảo”: Ngót nhật có vị cay, tính bình, đi vào 2 kinh Tâm và Can.  Có công năng giải độc, tán ứ, tiêu thũng, tiếp cốt (nối liền xương), chỉ huyết (cầm máu). Chủ trị đòn ngã sưng đau, gãy xương, ngoại thương xuất huyết. Thường dùng 15-30g sắc uống. Dùng ngoài giã đắp, với lượng thích hợp. 

Công dụng làm rau ăn của ngót nhật được phát hiện muộn hơn là công dụng làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu những năm gần đây, "ngót nhật" vốn là  một loài cây nguyên sinh, mọc hoang dã tại ở khắp các khu vực Xích đạo trên khắp thế giới, như tại Kenya, Uganda... ở Châu Phi,  tại Ấn Độ, Việt Nam, Malaixia...  Những năm gần đây, cây đã được thuần hóa và trồng ở nhiều nơi. Đồng thời đã được nghiên cứu khá đầy đủ trên nhiều phương diện. 

Theo kết quả nghiên cứu của "Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau quả Châu Á" (AVRDC): Trong mỗi 100g cành lá non có 3,96 g protein, 3,36 mg carotenoid, 4,4 mg vitamin E và 5,7 mg sắt. Căn cứ vào nhu cầu trung bình về chất dinh dưỡng, có thể thấy: Với 100 g rau ngót nhật, lượng carotenoid đã đạt khoảng 90%, còn lượng vitamin E và lượng sắt đã đạt khoảng 40% nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành. Ngoài ra, rau ngót nhật còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và có hoạt  tính chống ô-xy hóa cao.  Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng của rau ngót nhật tương đối ổn định và ít phụ thuộc vào thời vụ thu hái;  lại có thể bảo quản trong tủ lạnh tương đối dài ngày mà vẫn xanh tươi, không bị biến chất. 

AVRDC là một Tổ chức Quốc tế, thành lập  từ năm 1973, có chức năng thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, nhằm khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng trong dân cư ở vùng sâu vùng xa. Tháng 10/2006, AVRDC đã tổ chức cuộc Hội thảo đầu tiên, để giới thiệu về giá trị của rau ngót nhật. Tiếp sau đó, AVRDC đã thường xuyên tổ chức các hội thảo, tập huấn, hướng dẫn cách trồng và sử dụng, nhằm xúc tiến việt sản xuất và tiêu thụ loại rau mới này .

Theo AVRDC: Ngót nhật không kém đất, với độ chiếu sáng đầy đủ, cây có thể sinh trưởng tốt trên đất màu pha cát  Ngót nhật có thể trồng bằng hạt hoặc là giâm cành. Nhiệt độ gieo hạt thích hợp nhất là 30oC /25oC (nhiệt độ ban ngày/ nhiệt độ ban đêm). Sau khi gieo 7 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm, sau 8 tuần có thể  đánh cây con ra  ruộng trồng. Khi cây cao khoảng 35 cm,  cành nhánh đang mọc thẳng bắt đầu có xu hướng chuyển sang mọc bò. Sau khi cắt ngọn non, cành nhánh lại mọc lên theo phương thẳng đứng. Nếu trồng bằng cách giâm cành, thì nên tiến hành vào các mùa xuân, hè. Có thể cắt những đoạn cành già, dài chừng 10 cm đem cắm, vùi xuống đất, bảo đảm độ ẩm; Sau khi cây mọc cao khoảng 30 cm, có thể đánh ra trồng cố định ở ngoài vườn, ngoài ruộng. Khoảng 8 tuần sau, là có thể bắt đầu thu hái. Có thể dùng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt những đoạn ngọn non dài 5-10 cm. Sau khi hái lần đầu, sau khoảng 2 tuần lại  có thể tiếp tục thu hái. Sản lượng mỗi lần thu hái khoảng  2500 kg/héc-ta. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ bình quân ngày/đêm là 32,7 oC /25,2oC, sản lượng có thể đạt 4000 kg/hecta)

Hiện tại, ngót nhật đã trở thành một loài rau sạch, được trồng phổ biến và có bán trong các siêu thị, ở nhiều nước vùng Đông - Nam - Á. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nó như một thứ rau sạch, để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Lương  y Huyên Thảo


Tags: dong y đông y thuốc đông y rau ngót Nhật sức khỏe cộng đồng
Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Tin mới

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: