CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 03 ngày 24/03/2021
Câu hỏi 1: Mẹ chồng tôi 87 tuổi, không còn răng, mẹ chỉ ăn cháo, nay muốn làm thức ăn đủ chất cho mẹ, nhưng không biết nên như thế nào? Nhờ tư vấn, chân thành cảm ơn! (Lan Hoàng – Sơn La)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Mặc dù ở người già, quá trình chuyển hoá xảy ra chậm hơn nhưng vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì mới duy trì được cơ thể khoẻ mạnh, đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp người già ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, các nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, đạm, béo, rau xanh và trái cây.
Nếu bà lớn tuổi, không có răng để nhai thì có thể ăn cháo thịt, cháo cá, nấu mềm; nếu ăn khô có thể nấu mềm khoai, sắn củ, thịt băm hoặc cá đã bỏ xương. Bổ sung rau xanh và trái cây bằng cách xay nhuyễn thành sinh tố, không cho quá nhiều đường, bổ sung thêm sữa vào khẩu phần để tránh thiếu các vi chất.
Hạn chế thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa, cà muối, thức ăn chế biến sẵn, có thể bổ sung dầu từ thực phẩm, hạt, cá biển nhưng không nên quá nhiều.
Về khẩu phần đạm nên giảm ăn thịt đỏ, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi (cá, tôm, cua) và protein thực vật (đỗ, vừng, lạc, đậu phụ,...); cần hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol như óc, da, nội tạng động vật, nên ăn thêm cá, sữa chua và giới hạn số trứng là 3 quả/tuần bạn nhé!
Câu hỏi 2: Xin chuyên gia chia sẻ về tác dụng của lá mơ, tôi xin chân thành cảm ơn! (Ngọc Thảo – Hải Phòng)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Lá mơ (hay còn được gọi là mơ lông, rau mơ, dắm chó, ngũ hương đằng, mẫu cẩu đằng…) thường được trồng ở bờ giậu, bờ nương rẫy. Mặt dưới của lá có màu tím, mặt trên màu xanh, có nhiều lông và gân lá. Người xưa ngoài cái tên gọi là rau mơ thì còn gọi nó là rau bình vị. Cũng bởi vì công dụng giúp hệ tiêu hóa của con người tốt hơn bao giờ hết. Ngoài những tính vị như đắng, hôi hay chát, thì lá mơ còn có tính sát trùng nữa.
- Điều trị dạ dày
Bệnh dạ dày là 1 căn bệnh mắc phổ biến hiện nay. Biểu hiện nhẹ như thường xuyên chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu. Lá mơ có chứa nhiều chất có khả năng giảm sưng, viêm ở niêm, hỗ trợ làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày, giảm nhẹ triệu chứng.
Nước ép lá mơ lông: Lá mơ lông đem rửa sạch, để ráo nước, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố, lọc lấy phần nước cốt và lược bỏ phần bã. Uống trực tiếp hoặc đem hấp cách thủy, dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Kiên trì cho đến khi triệu chứng bệnh có biểu hiệu thuyên giảm.
Trứng rán lá mơ lông: Lá mơ lông đem rửa sạch, thái nhỏ. Đập trứng vào tô, đánh đều tay với lá mơ lông và gia vị (muối, tiêu, bột ngọt, nước mắm). Rán trứng ở lửa vừa để tránh bị cháy. Ăn món trên 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
2. Điều trị bệnh lỵ
Bệnh lỵ được thể hiện qua các biển hiện sau. Khi đi ngoài phân dính máu và có cả chất nhầy giống nước mũi nữa. Một số trường hợp thì có thể hơi nóng đầu.
• Lấy 1 nắm lá mơ rửa sạch rồi trộn với trứng gà.
• Lá mơ nhớ thái nhỏ ăn cho dễ. Áp chảo đến khi chín là được.
• Tuyệt đối không cho dầu hay mỡ vào làm chín thức ăn.
• Liên tục ăn 3 lần 1 ngày. Vài ngày sẽ khỏi hoàn toàn.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng 2 bài thuốc:
Cách 1: Nguyên liệu gồm có lá mơ lông và lá trâu . Nụ hoa sim, lá lốt. Cho tất cả vào nồi. Thêm 700ml nước và sắc đắc đến khi nào còn chừng 200ml thì tắt bếp. Số nước còn lại chia thành 2 lần để uống hết trong ngày.
Cách 2: Lá mơ, cỏ sữa, rau sam. Thêm bạch thược và thổ phục linh; vỏ măng cụt, hạt cau khô. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi cho thêm 700ml nước vào sắc đặc. Khi nào còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Đều đặn mỗi ngày sắc 1 lần.
Cách 3: Lá mơ và lá cổ trâu mỗi loại 20g, lá lốt và nụ sim mỗi loại 10g. Đem hỗn hợp cùng 500ml nước sắc cô đặc còn 200ml. Chia đôi uống 2 lần trong ngày.
* Lỵ nhẹ do tích nhiệt
Cách 1: Chỉ cần 1 nắm lá mơ cùng 1 nắm lá phèn rửa cho thật sạch rồi trụng với nước sôi. Đợi lá thật ráo nước thì cho vào cối giã nát. Chắt lấy nước cốt để uống. Mỗi ngày đều đặn làm 3 đến 4 lần tùy tình trạng bệnh.
Cách 2: Lá mơ 16g và nụ sinh 8g. Sắc 2 nguyên liệu trên với 500ml nước. Đun lửa nhỏ đến khi cô đặc còn 200ml. Gạn uống chia 2 lần
3. Điều trị viêm đại tràng và hội chúng ruột kích thích
Những người gặp phải hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi… có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện triệu chứng trên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ lá mơ như sau: Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ. Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước. Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau. Chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng. Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.