CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 13 ngày 20/10/2020
Câu hỏi 1: Thưa chuyên gia cho em hỏi, nam giới uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không ạ? Em cảm ơn.
(Kiều Diễm – Cần Thơ)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Đậu nành và các thức ăn làm từ đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, thế nhưng thực phẩm nào cũng có những tin đồn và đậu nành cũng không ngoại lệ.
"Có tin đồn" đậu nành nguyên chất có thể khiến người dùng tăng lượng estrogen, hormone có sẵn trong cơ thể người, từ đó làm cho nữ tính hóa ở nam, tăng nguy cơ bướu sợi tuyến vú, điều này không đúng. Sự thật là trong đậu nành nguyên chất có chứa Isoflavones, thuộc nhóm phytoestrogen tự nhiên (cấu trúc gần giống hormone estrogen).
Tuy nhiên, Isoflavones và estrogen là 2 phân tử rất khác nhau và có các tác động sinh lý khác biệt. Isoflavones được phân loại chính xác là một thụ thể điều biến estrogen chọn lọc (SERMs). SERMs có tác động chọn lọc lên mô tế bào. Chúng có tác động tương tự với estrogen trên một số loại mô cụ thể và tác động ngược với estrogen trên một số mô khác, và với một số loại mô lại không có bất kì tác động nào.
Hơn nữa, để mà các chất từ đậu nành ảnh hưởng nữ hóa ở nam thì cần ăn cả trăm ký đậu nành mà lượng estrogen chiết tách ra chắc chỉ bằng 1 viên thuốc ngừa thai của nữ. Như vậy, dù có dùng sản phẩm có chứa dầu đậu nành hàng ngày cũng không thể ảnh hưởng nữ tính hóa ở nam được. Cho nên, nam giới uống sữa đậu nành hàng ngày 1-2 ly cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, em nhé.
Câu hỏi 2: Gia đình em hiện đang sinh sống ở miền Bắc, có 2 con nhỏ. Thời tiết giờ đang giao mùa nên em rất lo lắng cho sức khỏe của các bé, vì hai cháu có hệ miễn dịch thuộc kiểu trung bình khá. Thưa chuyên gia em nên làm gì để bảo vệ hai cháu trước thay đổi xấu của thời tiết? Phòng ngừa bằng cách nào ạ?
(Lam Giang – Bắc Ninh)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Nỗi lo của bạn là mối lo chung quy của những bậc làm cha mẹ. Để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường, có 2 nhóm giải pháp:
Thứ 1, giải pháp trước mắt, trẻ hay mắc bệnh trong thời điểm này là do thay đổi của thời tiết mà trẻ không thích nghi được. Do đó, cha mẹ cần bảo vệ để tránh tác hại của sự thay đổi thời tiết.
Ví dụ như mưa gió cần mặc quần áo cho con đủ ấm, ngược lại khi trời nóng cần nới rộng quần áo để con đủ mát, thoải mái và không khó chịu.
Tiếp đó, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, dù người khác đang mắc bệnh cảm ho thông thường, nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Trong thời điểm này, nếu sử dụng phương tiện giải nhiệt là nhu cầu chính đáng nhưng cần sử dụng sao cho phù hợp để tránh tình trạng lợi bất cập hại, nên sử dụng quạt máy, điều hòa phù hợp để trẻ có thể thoải mái trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Bên cạnh đó nên cho trẻ ăn uống đủ chất, nhiều hoa quả, sẽ cung cấp nhiều vitamin là cách tăng sức đề kháng tốt trong thời điểm này.
Và cũng đừng quên vấn đề rửa tay cho trẻ, không chỉ phòng ngừa cúm, tay chân miệng hay COVID-19, mà với các bệnh Hô hấp khác được coi đây như loại vắc xin vô cùng lợi hại để phòng chống bệnh, kể cả viêm phổi, viêm phế quản, đó là 2 bệnh khiến các cháu nhập viện trong thời gian này.
Thứ 2, giải pháp lâu dài phải làm mỗi ngày. Khi các bé sinh ra trong giai đoạn còn bú mẹ, cần cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu, càng kéo dài càng tốt, tốt nhất nên bú trong vòng 6 tháng đầu sau sanh.
Người ta đã nghiên cứu một em bé được uống sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu có thể giảm ¼ nguy cơ viêm phổi so với những trẻ không được bú sữa mẹ.
Bên cạnh đó, cần nuôi dưỡng đầy đủ để đạt dinh dưỡng tốt, như vậy sẽ giúp tăng sức đề kháng.
Cha mẹ cũng cần chủng ngừa cho trẻ. Ngoài việc tiêm chủng mở rộng của Nhà nước khá đầy đủ, thì cũng nên chủng ngừa 1 số thuốc chủng ngừa đặc biệt, nhất là ở trẻ có cơ địa đặc biệt như chủng ngừa cúm và chủng ngừa phế cầu.
Ngoài ra, cũng cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thông thoáng, tránh ô nhiễm khói bụi, đặc biệt không cho trẻ hít khói thuốc lá thụ động, vì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm tai giữa, viêm phổi.
Câu hỏi 3: Chuyên gia có thể chia sẻ giúp một số vị thuốc nam chữa ung thư tuyến giáp giúp gia đình tôi ?
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Trong Đông Y có một số vị thuốc chữa ung thư tuyến giáp bằng thuốc nam được các bác sĩ y học cổ truyền khuyến khích dùng.
Nấm lim xanh
Trong nấm lim xanh có chứa các dược chất như: Triterpenes, Beta-glucan, Germanium, Adenosine, Selenium… Các dược chất này có tác dụng chống ung thư. Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích tiêu diệt các tế bào ung thư, giảm đau, kháng viêm. Đồng thời bổ sung cung cấp vitamin, dinh dưỡng trong suốt quá trình trị bệnh. Đẩy lùi nguy cơ mắc các căn bệnh khác.
Nấm lim xanh bắt nguồn từ tỉnh Quảng nam, mọc trên gốc và thân cây lim xanh thuộc suối Bùn, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng nam. Bạn sử dụng 30g nấm lim xanh, đem sắc với 2 lít nước cho đến khi nó cô đặc còn 1,5 lít. Chia thành 5 phần uống trong ngày và không để qua đêm. Có thể bảo quản lạnh. Để thích nghi với nấm lim xanh bạn nên dùng bắt đầu với liều nhỏ từ 5-10g trước rồi tăng dần liều.
Nấm lim xanh được y khoa thế giới nghiên cứu rất nhiều trong điều trị ung thư tuyến giáp. Kết quả đem lại rất khả quan. Tuy nhiên không nên sử dụng tùy ý nấm lim xanh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc nam này.
Tam thất bắc
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, các hoạt chất chứa trong tam thất bắc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn chặn sự hủy hoại của tế bào ung thư. Tam thất bắc đặc biệt hữu hiệu với những bệnh nhân đã sử dụng hóa trị, xạ trị… Tam thất bắc hỗ trợ bài tiết và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tam thất cần được trồng trên 5 năm. Tam thất củ lớn từ 50-100 kg là tốt nhất. Tam thất bắc củ khô nghiền thành bột. Mỗi ngày sử dụng 4-12g pha với nước ấm hoặc mật ong uống vào mỗi buổi sáng. Bạn cũng có thể thái lát nhỏ và ngậm sống hàng ngày.
Công dụng của tam thất bắc trong hỗ trợ và điều trị ung thư tuyến giáp đã được nhiều nghiên cứu công nhận. Tuy nhiên bạn vẫn cần sử dụng phối kết hợp với các phương pháp tây Y theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xáo tam phân
Nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất có trong xáo tam phân bao gồm: Flavonoid, alcaoid, saponin, courmarin, triterpenoid. Có công dụng rất tốt trong hỗ trợ và điều trị nhiều dòng ung thư trong đó bao gồm ung thư tuyến giáp. Rễ cây xáo tam phân có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Sản sinh ra nhiều loại tế bào chống bệnh ung thư.
Xáo tam phân tươi cắt lát 3-4cm rồi đem đi sao, hạ thổ. Mỗi lần sử dụng 100gram sắc với 150ml nước uống nóng.
Cây xạ đen
Trong Đông y xạ đen có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ung thư tuyến giáp. Chất Fanavolnoid-chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư. Quinon trong xạ đen có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu. Saponin triterbenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn… Ngoài ra xạ đen còn có tác dụng mát gan thanh lọc, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Xạ đen có thể dùng đơn độc để hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp. Lấy 100gram xạ đen cùng 750ml nước cho vào ấm đất. Đun sôi ngoài 30’ rồi chắt lấy nước uống cho đến khi nhạt màu. Có thể bảo quản lạnh để tăng mùi vị thơm ngon của xạ đen.
Ngoài ra xạ đen có thể phối hợp cùng côn bố và hải tảo. Xạ đen 30g, côn bố 20g, hải tảo 20g cùng 750ml đem sắc trên 30’ rồi chắt lấy nước uống.
Chữa ung thư tuyến giáp bằng đông y cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ, ngăn chặn, phòng chống ung thư. Bạn vẫn cần thăm khám Tây Y để có kết quả điều trị tốt nhất.
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282