CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 16 ngày 09/12/2020
Câu hỏi 1: Lá xạ đen có những tác dụng gì thưa chuyên gia?
(Hồng Mai –Quảng Bình)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Cây xạ đen có những tác dụng tuyệt vời như sau:
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu
Theo nghiên cứu, hợp chất Flavonoid trong xạ đen có công dụng làm chậm quá trình oxy hóa các gốc tự do, bảo vệ cơ thể, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, hoạt chất Quinon tìm thấy trong xạ đen có khả năng làm cho tế bào ung thư dễ hóa lỏng để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi Quinon được kết hợp với Flavonoid sẽ giúp đào thải, loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi người bệnh nhanh và hiệu quả gấp nhiều lần.
Ngoài hai hợp chất trên, các nhà khoa học hàng đầu thế giới còn chứng minh dược chất Saponin Triterpenoid trong xạ đen có thể ức chế sự phát triển của tế bào bệnh ung thư, tái tạo các cấu trúc tế bào bị bệnh, đồng thời có khả năng ngăn ngừa quá trình phát triển và tốc độ di căn của các khối u ác tính. Hơn thế nữa, công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry năm 1997, chỉ ra hợp chất Maytenfolone A trong xạ đen có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở buồng trứng, cổ tử cung, đại trực tràng,…
Vì vậy, hiện nay xạ đen là loại cây được sử dụng trong Đông y và Tây y để giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến ung thư, các khối u rất hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
Theo Đông y, cây xạ đen có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp ổn định huyết áp, rất tốt cho cho những người bị cao huyết áp. .
Cải thiện triệu chứng mất ngủ
Xạ đen có vị chát, tính hàn, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, có thể cải thiện tình trạng chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, theo chứng minh lá xạ đen giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, giảm đau an thần, giúp cho người dùng có giấc ngủ ngon hơn.
Giải tỏa căng thẳng thần kinh
Các hoạt chất chiết xuất từ cây xạ đen có tác động tích cực đến hệ thần kinh, điều trị thiếu máu não hiệu quả và giúp giải tỏa căng thẳng.
Chữa mụn nhọt, ngứa và loét da
Theo nghiêm cứu, hoạt chất saponin có trong xạ đen có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh từ đó nó có tác dụng hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, lở loét rất hiệu quả.
Cách dùng: Rửa sạch 4-5 lá xạ đen, giã nát hoặc say nhuyễn đắp vào vết thương mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.
Điều trị bệnh về cột sống, xương khớp
Tác dụng của lá xạ đen được nhận định điều trị tích cực các bệnh về xương khớp và tổn thương cột sống như: điều trị viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm…
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan A, B, C
Độc tính của cây xạ đen có khả năng kháng virus hoàn hảo, vì thế nên nó có thể sử dụng để điều trị viêm gan A, B và C hiệu quả. Ngoài ra, xạ đen còn có công dụng trong việc phòng chống sự phát triển của các loại vi sinh vật đa bào, đơn bào nên nó có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn, virus khác.
Điều trị bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ
Khoa học đã chứng minh, xạ đen có tác dụng hỗ trợ trong việc làm lành các tế bào gan đã bị tổn thương, lọc bỏ cholesterol xấu tích tụ trong gan và hạn chế sự di căn các tế bào gan ung thư tới các bộ phận khác.
Cách sử dụng cây xạ đen
Bài thuốc từ cây xạ đen: Chuẩn bị 30-40g cây xạ đen ( cả lá và thân), 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 20g bán chi liên đem trộn đều rồi sắc với 1,5 lít nước. Để nguội chia ra uống trong ngày, nên uống sau ăn khoảng 15 phút để đạt hiệu quả.
Bài thuốc từ lá cây xạ đen: Chuẩn bị 50g lá xạ đen, rửa sạch, sau sắc với 1,5 lít nước trong khoảng 10-15 phút. Chắt lấy nước uống hàng ngày thay trà.
Với những bệnh nhân Ung thư nên áp dụng cách nhai sống 7 – 10 lá xạ đen tươi/ngày.
Xạ đen là một vị thuốc quý với nhiều công dụng. Tuy nhiên, vị thuốc nam này chỉ hiệu quả khi dùng đúng người đúng bệnh. Hơn nữa, tính chất thuốc khá mãnh liệt, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, do đó mọi người không nên tự ý sử dụng mà cần có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc.
Câu hỏi 2: Bố tôi bị trào ngược dà dày thực quản hiện tại đang sử dụng thuốc tây, tôi muốn được biết thêm về chế độ ăn uống cho người bị trào ngược dạ dày thực quản để cải thiện cuộc sống. Xin cảm ơn chuyên gia!
(Nga Hằng – Bình Định)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Để cải thiện tình trạng bệnh thì cần tuân thủ chế độ ăn uống như sau:
- Ăn các đồ ăn có tác dụng mát gan, lợi mật để gan mật sơ tiết tốt hơn, hạn chế lượng dịch mật, dịch tuỵ trào ngược.
- Không nên ăn các chất lỏng: Các đồ lỏng có thể khiến tình trạng trào ngược khó chịu hơn, vì vậy nên ăn các đồ ăn đặc và khô.
- Không ăn các thực phẩm làm giảm trương lực cơ vòng: Bệnh nhân cần tránh các thực phẩm như Socola, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có hơi, các đồ uống có hơi, các đồ uống có ga, cồn.
- Giảm các thực phẩm tăng tiết acid: Bệnh nhân cần tránh các loại hoa quả có hàm lượng aicd cao như chanh, cam, dứa… và 1 số sản phẩm từ sữa. Thay vào đó sẽ tăng các sản phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid như bánh mì, bánh yến mạch, các chất đạm dễ tiêu…
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm gánh nặng cho dạ dày. Một ngày có thể ăn 3 bữa chính 3 bữa phụ là tốt nhất.
- Sau ăn không nằm hoặc lao động ngay: Dạ dày ở người trưởng thành ở tư thế đứng là tốt nhất, khi nằm nó sẽ dễ bị trào ngược lên trên thực quản khiến bệnh nhân khó chịu. Vì vậy nhất là sau khi ăn no thì không nên nằm ngay, không nên ngồi cúi đầu ra trước, không nên lao động. Tốt nhất là ngồi ghế nghỉ ngơi, hoặc có thể nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao.
Câu hỏi 3: Tôi có vấn đề về miệng nên ngại tiếp xúc trực tiếp với bạn gái, rất mong chuyên gia mách cách điều trị và ngăn ngừa hôi miệng giúp tôi tự tin hơn trong giao tiếp, xin cảm ơn !
(Hoàng Hải – Ninh Bình)
Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang trả lời:
Hôi miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào dù là nam hay nữ. Ngoài nguyên nhân hàng đầu do bệnh lý răng miệng gây ra thì có thể do rất nhiều nguyên nhân khác, cụ thể như sau:
Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng hôi miệng. Nguyên nhân là do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong miệng, sinh ra các chất có mùi khó chịu khác nhau. Các protein này thường là thức ăn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá bị sót lại trong miệng, giữa các kẽ răng và bị vi khuẩn phân hủy sinh ra mùi hôi.
- Viêm nha chu: là tình trạng viêm lợi khiến vùng lợi bị viêm tấy đỏ rồi tạo mùi hôi
- Sâu răng: khi bị sâu răng sẽ xuất hiện lỗ hổng ở răng, khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển
- Viêm lưỡi, khô miệng cũng có thể gây hôi miệng.
Một số bệnh lý mạn tính
Hôi miệng có thể do một số bệnh lý ngoài răng miệng như viêm loét dạ dày hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, suy gan, ung thư dạ dày, tắc nghẽn ruột…
Hôi miệng do sử dụng thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh cần sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng, giảm tiết nước bọt như kháng histamine, thuốc an thần, thuốc nhóm thần kinh… cũng có thể gây hôi miệng.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng gây tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi ở vùng họng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển mà gây ra hôi miệng.
Chế độ ăn uống sinh hoạt
Những người hút thuốc lá, thuốc lào cũng khiến miệng hôi. Sử dụng quá nhiều các loại gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt trong các bữa ăn cũng khiến hơi thở có mùi hôi.
Để giải quyết được vấn đề hôi miệng thì cần phối hợp thực hiện nhiều biện pháp như sau:
- Giải quyết các nguyên nhân gây ra hôi miệng, điều trị các bệnh lý mạn tính, thay đổi thói quen sinh hoạt.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Cần súc miệng nước muối thường xuyên, vệ sinh răng ngày 2 -3 lần sạch sẽ sau bữa ăn, lấy hết những thức ăn dư thừa còn sót lại trong kẽ răng, nạo sạch lưỡi mỗi sáng khi đánh răng.
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế dùng các gia vị có tính cay nóng nồng như hành tỏi, ớt, tiêu…
- Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi giúp làm sạch đường tiêu hóa.
- Sử dụng các loại thảo dược để làm nước súc miệng: lá trà xanh, hoa cúc, lá khế, lá trầu không…
*** Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp xin gửi về địa chỉ : [email protected]
*** Tư vấn Phòng khám Thọ Xuân Đường - Hotline tư vấn 24/24h: 093.763.8282