SKCĐ - Chuyên mục alo lương y Phùng Tuấn Giang xin nghe số 07 ngày 06/04/2022

CHUYÊN MỤC "ALO LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG XIN NGHE"

Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 07 ngày 06/04/2022

 

 

Hỏi: Lương y tư vấn giúp người bị bệnh ung thư ăn uống như thế nào, kiêng gì? Xin cảm ơn !

(Hồ Khang - Nghệ An)

Trả lời: 

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị. Đối với bệnh nhân ung thư, việc ăn uống khoa học sẽ giúp giải độc, kiềm hóa cơ thể. Thực hiện chế độ ăn với 80% có tính kiềm và 20% có tính Acid:

+ Thức ăn có tính kiềm: Dưa hấu, xoài, bưởi, măng tây, đậu xanh, rau diếp, rau cải, táo, lê…

+ Thức ăn có tính acid: Thịt động vật, đường tinh luyện, cacao, gạo, bột mì…

- Uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Nước giúp cân bằng nội môi và giải độc cơ thể. Tránh xa các loại nước ngọt vì chúng tạo môi trường Acid và gây ra hàng loạt bệnh tật. Đặc biệt nên sử dụng nước ion kiềm.

- Không nên ăn những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, đồ ăn ôi thiu ẩm mốc, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá…

- Đối với bệnh nhân khó nuốt (ung thư thực quản, ung thư vòm họng): tùy vào khả năng nuốt của bệnh nhân có thể tư vấn ăn lỏng, xay nghiền rau củ…

- Đối với bệnh nhân ung thư kèm theo các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, suy giảm chức năng gan, thận… cần phải được tư vấn thêm về chế độ ăn cho những loại bệnh đó.

Hỏi: Đau họng, nuốt nghẹn, có hạch ở cổ…có phải bị ung thư hay không?

(Thái Kim – Bạc Liêu)

Trả lời: 

Các biểu hiện bạn miêu tả thường là viêm họng, viêm amidal… Nếu hạch cổ di động, đau thì bạn không nên quá lo lắng vì có thể đây chỉ là hạch viêm phản ứng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan. Để chẩn đoán bệnh chính xác, tốt nhất bạn nên có sự thăm khám trực tiếp, toàn diện của thầy thuốc đồng thời làm thêm 1 số xét nghiệm như: Công thức máu, nội soi họng, thực quản,…

Trong Đông y, khi khám bệnh người thầy thuốc cần vọng (nhìn), văn (ngửi, nghe), vấn ( hỏi), thiết ( sờ, nắn, bắt mạch). Do đó, bắt mạch chỉ là 1 phần nhỏ góp phần trong việc tìm ra bệnh. Để chẩn đoán chính xác bệnh, người thầy thuốc nên kết hợp đầy đủ cả vọng, văn, vấn, thiết. Ngoài ra, còn kết hợp các chẩn đoán cận lâm sàng tây y.

Hỏi: Sau hóa xạ trị dùng thuốc Nam được không?

(Khánh Dũng – Quảng Ninh)

Trả lời: 

Sau hóa trị, bệnh nhân thường gặp phải nhiều tác dụng phụ của hóa chất như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, sốt, tê chân tay, rụng tóc, đau đầu…Dùng thuốc Nam trong giai đoạn này giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, giảm các tác dụng phụ của hóa chất, đồng thời hạn chế sự phát triển của khối u, tiêu u, giảm đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt, tập luyện phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh. Thực tế các bệnh nhân kiên trì và tích cực phối hợp điều trị bằng thuốc Nam hiệu quả điều trị được nâng cao hơn.

Hỏi: Lương y cho hỏi đông y có chữa được đái dầm ở trẻ không ?

(Trang Thái – Nam Định)

Trả lời: 

Đái dầm thường thấy ở trẻ sau 3 tuổi hoặc sau 5 tuổi, trong giấc mơ cũng hay đái dầm được gọi là chứng đài dầm. Giấc ngủ của trẻ thường là rất sâu khó tỉnh giấc. Bệnh này có thể chia làm 2 loại do tính chất của bộ máy và chức năng. Nguyên nhân thường gồm các nhân tố như di truyền, giải phẫu hệ thống tiết niệu hoặc sự phát triển của chức năng không đầy đủ, việc dạy dỗ hoặc tâm lý… đã làm mất sự điều tiết của vỏ đại não và chức năng trung khu dưới da gây nên.

Những việc nên làm

- Dạy thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước, bữa tối có thể ăn khô, chăn đắp không quá nóng, tránh chơi đùa quá độ.

- Cần nắm vững thời gian trẻ đái dầm, để kịp gọi thức dậy phải tạo ra phản xạ có điều kiện, dần dần bồi dưỡng cho trẻ khi muốn đi tiểu và biết thức giấc.

- Phải coi trọng chữa trị theo tâm lý, cố gắng trừ bỏ được sự căng thẳng, thẹn thùng sợ sệt của trẻ hoặc tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, tăng cường lòng tin chiến thắng bệnh.

Các bài thuốc đông y:

- Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) 3g, sao cháy nghiền thành bột, uống với nước ấm.

- Phong phòng sấy khô nghiền thành bột, mỗi lần 3g, ngày 2 lần.

- Ô mai 10g, vỏ kén tằm 10 cái (cả nhộng), táo đỏ 5 quả, hàng ngày sắc uống.

- Đảng sâm, hoàng kỳ, ích tri nhân, hoài sơn, bạch truật sao, vỏ sâu dâu, phúc bồn tử, kim anh tử, dây tơ hồng, sơn thù du, xích thạch chỉ, mỗi thứ 9g, con hàu nướng 21g, cam thảo 3g, nhộng tằm 7 con, sắc nước uống, ngày 1 thang. Bài này là của một danh y Thượng Hải, sử dụng rất có hiệu quả đối với trẻ đái dầm.

Bằng cách ăn

- Bàng quang lợn 1 cái, ít hồ tiêu trắng, nấu chín, ăn thịt uống canh mỗi tuần 2-3 lần.

- Hạnh đào tùy thích, rang vàng ăn.

- Trứng gà sống, chọc 1 lỗ, cho 7 hạt hồ tiêu trắng vào trong, bịt lỗ tai cho trứng vào luộc, mỗi tối ăn 2-3 quả trước khi ngủ.

- Đại táo 7-8 quả, mỗi tối trước khi ngủ 1 giờ ăn sống, ăn trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

- Hạt rau cần 9g, nghiền bột, trộn với bột mỳ, làm thành 2 bánh ăn làm 2 lần, ăn một số ngày.

Chữa bên ngoài

- Ngũ bột tử, hà thủ ô, mỗi thứ 3g, nghiền thành bột, trộn với giấm thành hồ, bôi lên rốn, ngày 1 lần, làm liền trong 3-5 ngày.

- Một ít hồ tiêu đen, 1 tờ cao. Rắc bột hồ tiêu lên miếng cao rồi dán vào rốn, mỗi ngày 1 lần, một đợt là 7 ngày, dùng một vài đợt là có thể khỏi.

- Tiểu hồi hương 7g, công đinh hương 3g, ba kích thiên 10g, hồ lô ba 10g, tất cả đều nghiền thành bột, trộn với giấm, đắp vào rốn làm liền trong 3 ngày.

Bệnh đái dầm do sự biến đổi tính chất của bộ máy như bệnh tiểu đường, bệnh giun kim, gãy nứt cột sống, thì không được chữa theo bệnh này.

Đừng trách mắng trẻ, khiến tinh thần trẻ phải chịu đựng nặng nề, gây ra tuần hoàn ác tính, làm bệnh đái dầm càng lâu khỏi.

 

 


Tác giả: [email protected]

Điện thoại liên hệ:0943.986.986