TẬP PHỤC HỒI CHO TRẺ LOẠN DƯỠNG CƠ DUCHENNE
Loạn dưỡng cơ Duchenne là một bệnh lý thần kinh cơ di truyền khá thường gặp. Bệnh hay xảy ra ở trẻ nam gây nhiều hậu quả nặng nề có thể dẫn đến tàn phế. Bệnh này di truyền kiểu gen lặn trên NST giới tính nên ít khi gặp ở trẻ nữ. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện này là tập phục hồi chức năng.
1. Mục tiêu tập phục hồi cho trẻ loạn dưỡng cơ Duchenne
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne có thể phát bệnh từ rất sớm và thể hiện rõ ràng ở khoảng 2-5 tuổi. Mục tiêu điều trị bệnh này chính là:
- Duy trì các hoạt động chức năng của trẻ.
- Dự phòng và điều trị tình trạng co rút cơ và biến dạngkhớp.
- Dự phòng và xử trí các biến chứng khác như giảm chức năng hô hấp, viêm phổi ứ đọng, vẹo cộtsống.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ trợ giúp dichuyển.
- Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi,có đời sống tinh thần vui vẻ.
- Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình trẻ biết cách chăm sóc và duy trì các hoạt động chức năng chotrẻ.
2. Các phương pháp tập vận động cho trẻ loạn dưỡng cơ Duchenne
Trẻ loạn dưỡng cơ nên tập vận động càng sớm càng tốt để giúp đạt được các mục tiêu và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân:
- Tập vận động chủ động
Khi bệnh nhân còn khả năng đi lại và hoạt động nên khuyến khích trẻ thực hiện càng nhiều hoạt động vui chơi càng tốt, giúp hạn chế tình trạng teo cơ do ít vận động
Tránh các bài tập vận động chủ động nặng nề, đặc biệt cần tránh các bài tập làm mạnh các nhóm cơ chuyên biệt
Tránh kéo dài các hoạt động đòi hỏi sự co cơ ly tâm nhiều như đi bộ, đi cầu thang quá lâu vì co cơ ly tâm làm quá trình thoái hóa cơ diễn ra nhanh hơn cơ cơ hướng tâm.
Các bài tập vận động chủ động dưới nước rất tốt cho trẻ, giúp trẻ phục hồi vận động tốt hơn.
- Bài tập kéo dãn cơ
Trẻ loạn dưỡng cơ thường bị co rút các nhóm cơ gấp ở cổ chân, gối và khuỷu nên tập kẽo dãn là một trong những ưu tiên hàng đầu khi tập vận động cho trẻ.
Cần biến những buổi tập kẽo dãn thành giờ chơi cho trẻ thấy hứng thú
- Các kĩ thuật PHCN hô hấp
Khi trẻ còn hô hấp tốt thì dạy tập hít thở sâu, tập thở cơ hoành, tập thổi bóng, kỹ thuật ho hữu hiệu.
Trong giai đoạn muộn áp dụng kỹ thuật dẫn lưu tư thế, hỗ trợ bằng tay. Đến lúc không thể tự hít thở thì cần sử dụng máy móc hỗ trợ hô hấp.
Dụng cụ trợ giúp di chuyển: các khung tập đi, xe đẩy giai đoạn đầu và xe lăn giai đoạn cuối giúp trẻ di chuyển tốt hơn.
Ngoài ra cần kết hợp sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để tăng cường chức năng cơ xương khớp. Trong đông y thường dùng cao ban long, cao ngựa và các thảo dược đông y quý hiếm khác.